DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Hướng dẫn xin visa Schengen du lịch tự túc Châu Âu dễ dàng

Schengen là một hiệp ước về vùng lãnh thổ của 26 nước Châu âu về vùng biên giới (không phải là liên minh Châu âu EU như nhiều người vẫn nghĩ. Bằng chứng rõ nhất là một số nước EU không thuộc trong khối Schengen này). 26 nước này khi ký hợp hiệp ước này là đã đồng ý cùng mở rộng biên giới bằng cách cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên, gỡ bỏ sự cứng nhắc trong kiểm soát biên giới, tạo thuận tiện cho công dân khi di chuyển giữa các vùng lãnh thổ.

Visa Schengen là một loại visa ngắn hạn dùng để nhập cảnh vào các nước Châu âu thuộc khối Schengen (Trừ một số vùng hải ngoại của Pháp như: Nouvelle-Calédonie, Polynésie, Saint-Barthélemy, Saint-Martin, Saint-Pierre-et-Miquelon và Wallis-et-Futuna,..Bạn cần phải xin một loại VISA đặc biệt khi đến những vùng này). Khi xin visa Schengen thì bạn phải thực hiện thủ tục xin visa tại LSQ của nước mà bạn lưu trú lâu nhất hoặc là nơi bạn đặt chân đến đầu tiên. Nhưng để có thể đi du lịch tự túc các nước thuộc khối Schengen này thì công dân Việt Nam chỉ có thể làm hồ sơ xin visa Schengen 1 trong 4 nước sau: Pháp, Ý (Italia), Tây ban nha và Hà lan. Còn những nước còn lại hầu hết là cần phải có bảo lãnh từ người thân bên đất nước mà bạn cần xin visa, hoặc là không có văn phòng Đại sứ quán, lãnh sự quán tại Việt Nam.

xin visa Schengen

Xin visa Schengen nên nộp hồ sơ vào LSQ nước nào?

Chúng ta đang nói về Visa schengen du lịch tự túc nên chỉ nói đến 4 nước mà Á châu đã liệt kê bên trên. Trong 4 nước này thường du khách sẽ chọn xin Visa Phap hoặc Visa Ý. 2 nước này có thủ tục có phần dễ dàng hơn các nước khác và phân định một cách rõ ràng với một quy trình chặt chẽ giúp du khach dễ dàng thao tác, chuẩn bị các thủ tục cần thiết. Nhưng chung quy ra thì thủ tục xin visa của các nước cũng gần như là giống nhau. Ở đây Á Châu sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện thủ tục xin visa Schengen tại LSQ Pháp với một quy trình chuẩn nhất.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ cần thiết

  • Hộ khẩu: photo công chứng tất cả các trang và bản chính để đối chiếu.
  • Hộ chiếu:Còn hạn ít nhất 06 tháng kể từ bạn xuất cảnh khỏi Pháp hoặc 1 trong các nước Schengen (vé máy bay khứ hồi có ghi)
  • 01 mẫu đơn xin visa Schengen (download tại đây) bạn điền đầy đủ thông tin theo tiếng Anh
  • 01 ảnh 3,5 cm x 4,5 cm (nền trắng, chụp không quá 03 tháng)
  • Chứng minh thu nhập: Bảng sao kê lượng 03 tháng gần nhất (thanh toán qua ngân hàng thì xác nhận ngân hàng), các khoản thu khác từ việc cho thuê nhà, căn hộ,..(thu nhập càng ổn định tại Việt Nam càng chứng minh rằng bạn sẽ không từ bỏ nơi mà bạn đang có cuộc sống ổn định).
  • Chứng minh tài chính, tài sản: Các loại tài sản như sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, các tài sản có giá trị khác như sổ đỏ nhà cửa, cổ phần, cổ phiếu,..Chứng minh này để chứng tỏ bạn đủ khả năng chi trả cho chuyến đi của mình, tất nhiên là càng nhiều càng tốt, riêng phần sổ tiết kiệm bạn phải có tối thiểu từ 200 triệu trở lên.
  • Chứng minh nghề nghiệp:
    + Nếu là nhân viên: Hợp đồng lao động bản sao (nên dịch thuật sang tiếng Anh hoặc Pháp và có dấu công chứng, chứng thực công ty). Giấy xin nghỉ phép: Có dấu chứng thực của công ty, ghi rõ lý do nghĩ phép và cam kết sẽ quay lại công ty làm việc sau khi kết thúc chuyến du lịch.
    + Nếu là chủ doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh, bản sao kê thuế 03 tháng gần nhất, sao kê tài khoản ngân hàng của công ty càng tốt
  • Lịch trình chi tiết: Ghi chi tiết những nơi bạn sẽ đến, khách sạn bạn sẽ ở, và đi lại bằng phương tiện gì?,..v..v..
  • Booking vé máy bay (có khứ hồi từ sân bay Pháp hoặc 1 trong các nước thuộc khối Schengen) đây chỉ là giấy xác nhận chưa phải trả tiền bạn không nên xuất vé luôn tránh tình trạng tốn tiền mua vé máy bay rồi mà không xin được visa hay thời gian chậm trễ hơn vé thì phí lắm.
  • Booking khách sạn: của những nơi bạn sẽ nghĩ chân mà bạn đã ghi trong phần lịch trình chi tiết.
  • Bảo hiểm đi lại quốc tế: bảo hiểm du lịch quốc tế có mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 Euro (Mức bồi thường chứ không phải số tiền bạn phải bỏ ra), bạn nên mua loại này. Nếu bạn không đậu VISA thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn tiền lại cho bạn.
  • Photo thẻ tín dụng quốc tế: Cái này không yêu cầu, không bắt buộc phải có, nhưng thiết nghĩ khi mình đi du lịch nước ngoài mà có thẻ này thì sẽ chất lượng hơn và có sự tin tưởng hơn tự họ. (Bạn scan mặt trước khỏi cần mặt sau, bởi vì họ cũng không quá quan tâm đâu, với lại mặt sau có chữ số bí mật của thẻ, có thể chụp luôn mặt sau nhưng che 03 chữ số bí mật lại cho an toàn nhé.). Á Châu dùng thẻ này cho khá nhiều khách hàng của mình và mang lại hiệu quả khá cao.

Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ với LSQ Pháp

LSQ Pháp sử dụng 2 phương pháp để bạn có thể đặt lịch hẹn nộp hồ trước khi đến văn phòng, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy mà hiệu quả thì không có và cũng khiến cho văn phòng trở nên lộn xộn. Bạn bắt buộc phải thực hiện 1 trong 2 cách để đặt lịch hẹn. Nếu bạn không đặt lịch hẹn thì khi đến họ cũng không chấp nhận hồ sơ của bạn đâu nhé.

  1. Đặt qua hotline điện thoại: Bạn gọi trực tiếp vào hotline 1900 6780 (chỉ áp dụng cho các cuộc gọi từ Việt Nam). Thời gian nhận cuộc gọi từ 8h00 – 17h00 từ thứ 2 đến thứ 6. Nhân viên tổng đài sẽ hỏi bạn một số thứ cơ bản về hồ sơ của bạn và đặt cho bạn một lịch hẹn rõ ràng và hỏi lại xem hôm đấy được không. Nhưng nên nhớ là tránh tháng 09 ra nhé. Thời gian này hồ sơ khá nhiều, bạn gọi điện thoại chưa chắc sẽ setup được cuộc hẹn ngay đâu, có khi đợi mất vài ngày đấy.
  2. Đặt qua internet: Truy cập trang web https://fr.tlscontact.com/ trung gian với LSQ Pháp, bạn chọn quốc gia Việt Nam rồi bắt đầu thủ tục đăng ký tài khoản như lúc bạn đang ký facebook vậy. Sau khi xác nhận được tài khoản bạn có thể khai báo thông tin và đặt lịch hẹn. Nên nhớ điền thông tin một cách chính xác, không được nhập đi nhập lại nhiều lần. Hồ sơ của bạn sẽ bị liệt vào hồ sơ ảo (hoặc spam phá hoại) và tất nhiên là không có cuộc hẹn nào được setup cả.

Bạn chọn cách nào cũng được, nhưng để trực quan hơn, tương tác trực tiếp với nhân viên tổng đài qua số hotline là lựa chọn tối ưu hơn.

xin visa Schengen 2

Bước 3: Nộp hồ sơ xin visa Schengen tại LSQ Pháp và đóng lệ phí

Sau khi có được lịch hẹn, bạn nên chuẩn bị tâm lý thỏa mái, ăn mặc đàng hoàng, lịch sự (tốt nhất quần tây sơ mi trắng đối với nam và váy đen áo sơ mi trắng đối với nữ) . Trước khi đi nhớ kiểm tra lại một lần nữa những giấy tờ bên trong hồ sơ của mình và đừng quên mang theo CMND mặc dù bạn không phải nộp bản chính cho LSQ nhưng bạn sẽ được bảo vệ giữ lại lúc vào cổng (đồng thời cấp cho bạn số thứ tự). Việc quan trọng cho những cuộc hẹn đó là đúng giờ, bạn có thể đến sớm hơn khoảng 5 phút để chuẩn bị kỹ tâm lý cũng như hồ sơ của mình.

Khi trên màn hình hiện số thứ tự của bạn thì mang hồ sơ tiến đến quầy và tiến hành nộp hồ sơ, đóng lệ phí, lấy dấu vân tay (lấy dấu vân tay 10 ngón, bạn phải đích thân đi nộp hồ sơ) và cả chụp ảnh kỹ thuật số (ảnh này sẽ in lên VISA Schengen của bạn nên nhớ tóc tai gọn gàng).

Lệ phí cho một lần xin visa Schengen ngắn hạn là 60 Euro (khoảng 1.755.000đ). Bạn có thể nộp bằng đồng Euro hoặc VNĐ tuy nhiên nên nhớ rằng mang nhiều tiền lẻ để nộp đủ số tiền, bởi vì họ sẽ không nhận tiền chẵn và thối lại. Sau khi hoàn thành các thủ tục thì bạn cứ quay về và chờ kết quả mà thôi (nhớ lấy lại giấy CMND mà bảo vệ đã giữ của bạn nhé)

Địa chỉ nộp hồ sơ: Tùy theo địa phương mà bạn đăng ký hộ khẩu và hộ chiếu mà bạn đến một trong 2 văn phòng sau đây (địa chỉ thì lúc đặt lịch hẹn người ta cũng sẽ thông báo)

  • TP. Hồ Chí Minh:
    + Địa chỉ: Văn phòng Tổng lãnh sự quán Pháp – 27 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1.
    + Điện thoại: (08) 3520 6800.
  • Hà Nội:
    + Địa chỉ: Văn phòng Đại sứ quán Pháp – 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
    + Điện thoại: (04) 3944 5700

Lưu ý: Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và kiểm tra kĩ trước khi nộp hồ sơ. Bởi vì LSQ Pháp không giống như các nước khác. Nhân viên của họ sẽ không có trách nhiệm nhắc bạn những giấy tờ còn thiếu để bạn bổ sung và đến vào hôm sau đâu. Mà họ xem rằng những giấy tờ đó bạn không muốn cung cấp cho họ. Và hồ sơ của bạn một khi thiếu giấy tờ thì vận mệnh như thế nào chắc bạn hiểu rõ nhất.

Bước 4: Chờ kết quả, theo dõi tình trạng hồ sơ

Hoàn thành xong hết các bước xin visa Schengen rồi thì bây giờ chỉ có việc chờ đợi mà thôi (chờ đợi là hạnh phúc mà :D) . Nếu bạn là người hiểu về các thủ tục visa thì bạn có thể dự đoán được kết quả visa Schengen của mình. Còn những người mới làm chuyện ấy lần đầu thì sẽ luôn lo lắng, chờ đợi trong lo sợ (Bạn có thể sử dụng dịch vụ của Á châu để đánh giá tình trạng hồ sơ, đánh giá tỷ lệ đậu trước khi nộp sẽ đở hồi hộp hơn). Nếu bạn quan tâm và hồi hộp quá mức thì có thể theo dõi tình trạng hồ sơ của mình tại trang web mà ở bước 2 bạn đặt lịch hẹn. Sau khi đăng nhập thì sẽ có tất cả thông tin cho bạn, từ tình trạng hồ sơ, tiến trình xét duyệt đến kết quả cũng sẽ được cập nhật ở trong đó.

Thời gian cấp VISA Schengen của LSQ Pháp là khoảng 7 – 15 ngày làm việc. Thường thì 7 ngày là có rồi nếu hồ sơ của bạn oke, có những trường hợp đặc biệt thì cần phải có thời gian xác minh thêm thì có khi lên đến 30 ngày, và có thể lên đến 2 tháng chứ chẳng ít. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị thật kĩ và khai đúng sự thật thì cũng không cần quan tâm lắm. Họ sẽ vui vẻ chấp nhận visa cho những trường hợp có nhu cầu thật sự (tất nhiên nhu cầu này phải đúng với mục đích xin visa).

Á Châu vừa gởi đến quý khách quy trình chuẩn xin visa Schengen tại LSQ Pháp. Á Châu tin chắc rằng một khi quý khách có được một hồ sơ và nộp hồ sơ bài bản theo quy trình này thì gần như là chắc chắn đậu VISA Schengen rồi chứ không cần phải lăn tăn. Nhưng trong một số trường hợp bạn cần phải sử dụng một dịch vụ làm Visa để tiết kiệm thời gian, công sức của mình để dành vào việc khác, bạn không biết cách chuẩn bị hồ sơ và sắp xếp chúng như thế? Không thể tự mình đánh giá tỷ lệ đậu hồ sơ của mình cũng là một vấn đề khiến nhiều người mất oan lệ phí 60 Euro đã nộp, và lần sau xin lại càng khó khăn hơn. Tât cả điều này năm trong một dịch vụ hoàn hảo được cung cấp từ Á Châu.

Á Châu tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực VISA với 15 năm kinh nghiệm, từng xữ lý hàng chục nghìn bộ hồ sơ khác nhau (trong đó hơn 50% là hồ sơ khó). Với về dày kinh nghiệm và được sự cố vấn của cựu lãnh sự quán, Chúng tôi tự tin dịch vụ của mình sẽ giúp ích cho nhiều người sở hữu được Visa mà mình mong muốn trong đó có VISA SCHENGEN .

Dịch vụ VISA hoàn hảo với chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cho khách hàng là tiêu chí hàng đầu của Á Châu

0988.011.249

 

Một số thông tin hữu ích dành cho chuyến đi đến Châu Âu sắp tới của bạn

Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn. Theo quy ước, nó được coi là lục địa, trong trường hợp này chỉ là sự phân biệt thuần về văn hóa hơn là địa lý. phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng. Tuy nhiên có thể coi dãy núi Ural được coi là vùng đất với địa lý và kiến tạo rõ rệt đánh dấu ranh giới giữa châu Á và châu Âu (xem chi tiết trong bài Địa lý châu Âu). Khi được coi là lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ 2 thế giới về diện tích, vào khoảng 10.600.000 km², và chỉ lớn hơn Úc. Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ 4 sau châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Dân số châu Âu vào năm 2003 ước tính vào khoảng 799.466.000: chiếm khoảng 16% dân số thế giới.

xin visa Schengen 3

1. Vị trí địa lý

Về mặt địa lý, châu Âu nằm trong đại lục rộng hơn là lục địa Âu Á. Ranh giới của lục địa châu Âu với châu Á bắt đầu từ dãy Ural ở Nga phía đông, đến đông nam thì không thống nhất, có thể coi là sông Ural hoặc sông Emba. Từ đó ranh giới này kéo đến biển Caspia, sau đó đến sông Kuma và Manych hoặc dãy Kavkaz, rồi kéo đến Biển Đen; eo biển Bosporus, biển Marmara, và eo biển Dardanelles chấm dứt ranh giới với châu Á. Biển Địa Trung Hải ở phía nam phân cách châu Âu với châu Phi. Ranh giới phía tây là Đại Tây Dương, tuy thế Iceland, nằm cách xa hẳn so với điểm gần nhất của châu Âu với châu Phi và châu Á, cũng nằm trong châu Âu. Hiện tại việc xác định trung tâm địa lý châu Âu vẫn còn trong vòng tranh luận.

Trên thực tế, biên giới của châu Âu thông thường được xác định dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, và văn hóa. Do vậy mà kích thước cũng như số lượng các nước của châu Âu sẽ khác nhau tùy theo định nghĩa. Hầu hết các nước trong châu Âu là thành viên của Hội đồng châu Âu, ngoại trừ Belarus, và Tòa Thánh (Thành Vatican).

Khái niệm lục địa châu Âu không thống nhất. Vì châu Âu không được bao bọc toàn bộ bởi biển cả nên nhiều người coi nó chỉ là bán đảo của lục địa Âu Á. 

Châu Âu được chia làm 4 khu vực: Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu, Đông Âu.

2. Thảm thực vật chủ yếu

Thảm thực vật chủ yếu ở châu Âu là rừng. Điều kiện ở châu Âu rất thuận lợi cho rừng phát triển. Khoảng 80 – 90% châu Âu từng được bao phủ bởi rừng. Rừng trải từ Địa Trung Hải đến tận Biển Bắc Cực. Mặc dù hơn nửa số rừng nguyên sinh của châu Âu biến mất qua hàng thế kỷ thực dân hóa, châu Âu vẫn còn 25% số rừng của thế giới (rừng vân sam (spruce) của Scandinavia, rừng thông bạt ngàn ở Nga, rừng nhiệt đới ẩm (rainforest) của Kavkaz và rừng sồi bần (cork oak) trong vùng Địa Trung Hải). 

Trong châu Âu “lục địa”, rừng cây rụng lá sớm (deciduous) chiếm ưu thế. Các loài quan trọng nhất là sồi beech, bulô (birch) và sồi. Về phía bắc, nơi rừng taiga sinh sôi, loài cây phổ biến nhất là bulô. Trong vùng Địa Trung Hải, người ta trồng nhiều cây olive là loại đặc biệt thích hợp với khí hậu khô cằn ở đây. Một loài phổ biến tại Nam Âu là cây bách. Rừng thông chiếm ưu thế ở các vùng cao hay khi lên phía bắc trong Nga và Scandinavia, và nhường lối cho tundra khi đến gần Bắc Cực. Vùng Địa Trung Hải với khí hậu bán khô cằn thì có nhiều rừng rậm. Một dải lưỡi hẹp đông-tây của thảo nguyên Âu Á, trải dài về phía đông tại Ukraina và về phía nam tại Nga và kết thúc ở Hungary và đi qua rừng taiga ở phía bắc.

3. Con người

Trong năm 2016, dân số của châu Âu ước tính là 741 triệu người theo Triển vọng Dân số Thế giới , chỉ bằng một phần chín dân số toàn cầu. Một thế kỷ trước, dân số châu Âu chiếm gần một phần tư dân số thế giới [98]. Dân số châu Âu đã tăng trưởng nhanh trong thế kỷ qua, nhưng ở các khu vực khác trên thế giới (đặc biệt là châu Phi và châu Á) dân số đã tăng nhanh hơn rất nhiều [99]. Trong số các châu lục, châu Âu có mật độ dân số tương đối cao, chỉ đứng sau châu Á. Monaco là nước có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Châu Âu là nơi có số lượng người nhập cư nhiều nhất trên toàn cầu với 70,6 triệu người, báo cáo của IOM cho biết.

4. Kinh tế

Nền kinh tế của châu Âu hiện là lớn nhất trong số các châu lục trên Trái Đất. Cũng như các châu lục khác, châu Âu có sự phân hóa lớn về sự giàu có giữa các quốc gia của nó. Các nước phát triển có tập trung ở Tây Âu và Bắc Âu; một số nền kinh tế Trung và Đông Âu vẫn đang nổi lên từ sự sụp đổ của Liên Xô và sự sụp đổ của Nam Tư.

Châu Âu trong năm 2010 có GDP danh nghĩa là 19.920 tỷ đô la ( chiếm 30,2% của thế giới). Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 4 toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và xếp thứ 6 theo sức mua tương đương. Tiếp theo là Pháp, xếp hạng thứ sáu trên toàn cầu theo GDP danh nghĩa, tiếp theo là Ý, đứng thứ 7 trên toàn cầu về GDP danh nghĩa, tiếp theo là Nga xếp thứ mười trên toàn cầu về GDP danh nghĩa, sau đó là Tây Ban Nha xếp hạng thứ mười ba trên toàn cầu về GDP danh nghĩa.

5. Các vùng ngôn ngữ và văn hóa trong châu Âu

Sự phân chia thành các vùng văn hóa và ngôn ngữ trong châu Âu ít mang tính chủ quan hơn là phân chia về mặt địa lý vì nó thể hiện mối liên hệ về văn hóa của con người ở đây. Có thể chia ra làm ba nhóm chính là:

Châu Âu Giecman

Châu Âu German là nơi sử dụng các ngôn ngữ German. Khu vực này gần như tương ứng với tây-bắc châu Âu và một số phần của Trung Âu. Tôn giáo chính trong khu vực này là đạo Tin Lành, mặc dù cũng có một số vùng miền trong đó đa phần dân chúng theo Công giáo (đặc biệt là Áo). Khu vực này bao gồm các nước: Vương quốc Anh, Iceland, Đức, Áo, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Luxemburg, Liechtenstein, quần đảo Faroe, vùng Thụy Sĩ nói tiếng Đức, vùng Vlaanderen thuộc Bỉ, vùng nói tiếng Thụy Điển thuộc Phần Lan, khu tự trị của Phần Lan, và vùng Nam Tyrol thuộc Ý.

Châu Âu Latinh

Châu Âu Latinh là nơi nói các ngôn ngữ Rôman. Khu vực này gần như tương ứng với tây-nam châu Âu, ngoại trừ România và Moldova nằm ở Đông Âu. Đa phần khu vực này theo Công giáo, ngoài trừ România và Moldova. Khu vực này bao gồm các nước: Ý, Tây Ban Nha, Pháp, România, Moldova, vùng Bỉ nói tiếng Pháp và vùng Thụy Sĩ nói tiếng Pháp, cũng như vùng Thụy Sĩ nói tiếng Ý và tiếng Romansh.

Châu Âu Slavơ

Châu Âu Slavơ là nơi nói các ngôn ngữ Slavơ. Khu vực này gần như tương ứng với Trung và Đông Âu. Tôn giáo chính là Chính thống giáo và Công giáo, cũng như cả Hồi giáo. Khu vực này gồm các nước: Ukraina, Ba Lan, Nga, Belarus, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Bosna và Hercegovina, Croatia, Serbia, Montenegro, Cộng hòa Macedonia, Bulgaria.

Các nhóm khác

Còn nhiều thông tin về Châu Âu nữa mà Á Châu muốn chia sẻ với các bạn. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Á Châu để sỡ hữu dịch vụ hoàn hảo và trang bị cho bản thân nhiều thông tin du lịch hữu ích nhé.

HOTLINE: 0988.011.249

Địa chỉ: 266/14 Hoàng Hoa Thám ,P.12, quận Tân Bình, tp.HCM

Email: lienhe@achau.net

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Tin liên quan: