Khái quát về ngôi đền Yasui Konpiragu
Yasui Konpiragu là ngôi đền giản dị nằm ở phường Higashiyama thuộc thành phố Kyoto. Đền được thành lập vào thời Asuka (538 – 710) bởi Fujiwara no Kamatari, một chính khách nổi tiếng được Thiên hoàng Tenji coi trọng.
Yasui Konpiragu có tên ban đầu là Đền thờ Wisteria, được sử dụng để cầu xin sự thịnh vượng của gia tộc mình. Sau đó, ngôi đền trải qua nhiều tác động của chiến tranh, hỏa hoạn, sự thay đổi về tên gọi. Sau sự hồi phục của thời Minh Trị, tên của đền được thay đổi từ Yasui Jinja sang tên hiện tại của nó.
Yasui konpira-gu nép mình trong một góc nhỏ của quận Higashiyama Kyoto, là một ngôi đền thiêng được xây dựng từ thời Asuka cách đây khoảng 1300 năm. So với các ngôi đền khác trong vùng thì đây không được xem là một trong những địa danh nổi tiếng nhưng lại có điểm đặc biệt thu hút các du khách đặc biệt là nữ.
Ngôi đền “cầu duyên” và “cắt duyên” ở Kyoto, Nhật Bản
Ngôi đền này nổi tiếng với nhiều du khách vì có thể cầu xin cả tình duyên, xin gặp được ý chung nhân, hoặc cầu xin tài lộc đầy nhà. Điểm nổi bật nhất trong ngôi đền là phiến đá khổng lồ có tên Enkiri Enmusubi-ishi, cao 1,5 m và dài 3 m. Giữa phiến đá là một vết nứt được tạo hình tròn, tượng trưng như một cánh cửa chứa đựng sức mạnh vô hình có thể giúp lời cầu xin thành sự thật.
Bất kể đó là ai, một cô gái trẻ cảm thấy không còn yêu bạn trai, một người chồng chán ngán trong cuộc hôn nhân với bà vợ nói nhiều hay một anh chàng không còn chịu đựng nổi nỗi nhớ nhung với bạn gái ở xa, muốn chia tay để yêu người ở gần.
Họ muốn chấm dứt mối quan hệ nhưng vì nhiều lý do mà còn dây dưa khó dứt. Những du khách này sẽ đến đền Yasui Konpiragu để cầu xin một phép màu làm cho mối quan hệ đó trở nên dễ kết thúc hơn. Mặc dù với một số người đây có thể là việc tiêu cực, nhưng xét ở một khía cạnh nào đó thì đôi khi điều này cần thiết để loại bỏ các mối quan hệ không mong muốn và khôi phục trật tự trong cuộc sống của người đó.
Ngôi đền vì thế thu hút đông du khách quanh năm. Không chỉ có những người trẻ mà ngay cả những người trung tuổi cũng đến. Ngay cả khi không đến cầu xin “cắt duyên” thì việc ghé thăm nơi này chỉ để quan sát những người khác làm thế nào cũng rất thú vị.
Du khách sẽ viết điều mình muốn cầu xin lên một tấm bùa giấy được gọi là katashiro. Sau đó cầm tấm bùa chui qua lỗ hổng này 2 lượt, trong đầu suy nghĩ về việc mình mong mỏi. Cuối cùng dán lá bùa lên trên phiến đá. Trước khi làm việc này, họ cần làm lễ thể hiện sự kính trọng trong ngôi đền. Mỗi ngày có hàng trăm du khách đến xin “cắt duyên” hoặc “cầu duyên”. Vì thế mà phiến đá luôn phủ kín lá bùa.
Đền mở cửa tất cả các ngày trong tuần nên bất cứ lúc nào du khách cũng có thể đến làm lễ. Nếu có dịp đến đây bạn đừng quên mua về một trong hai chiếc áo thun “Tình duyên đến” hoặc “Tình bay đi” và một búp bê khá xinh đẹp.