DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Khám phá những món mì Udon hương vị độc đáo ở Nhật Bản

Đã từ lâu mì Udon đã được người Nhật Bản chọn làm món ăn nhanh. Trong nhiều thế kỉ qua, tình yêu của người dân nước này dành cho mì Udon vẫn không thay đổi.

Mì Udon có nguồn gốc ngoại lai, được du nhập vào Nhật Bản vào thế kỉ thứ VIII. Kỹ thuật chế biến mì Udon xuất phát từ nước láng giềng Trung Quốc. Trong những chuyến đi xứ tới Trung Hoa đại lục, sứ giả của triều đình Nara đã mang kỹ thuật này về Nhật. Ban đầu, nó được phổ biến tại đảo Goto, tỉnh Naga-saki, miền Nam Nhật Bản.Ngày nay, tại đây vẫn còn lưu giữ loại mì Udon nguyên thủy với tên gọi Goto-Udon. Đặc trưng của loại mì này là sợi tròn và mảnh hơn so với mì Udon sợi dày và hình vuông thường thấy.

Nguyên liệu làm nên mì Udon là bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì phổ biến ở Nhật. Sợi mì có đường kính thông thường khoảng 1cm. Tuy nhiên, ở Nhật có rất nhiều biến tấu về sợi mì Udon. Tùy theo địa phương hoặc quán mì, có nơi làm dày hơn, có nơi làm mỏng hơn kích cỡ thông thường. Không chỉ vậy, kích thước sợi mì còn phụ thuộc vào thời tiết. Vào mùa hè, nhiều nơi làm cọng mì Udon mỏng hơn để dễ ăn hơn và ngon hơn khi dùng lạnh. Mì Udon có mặt khắp đất nước Nhật Bản, chính mùi vị đặc trưng, sự đa dạng về các loại mì Udon và cả ý nghĩa của bát mì Udon đã đưa Udon trở thành một trong những loại mì nổi tiếng trên thế giới.

Đặc trưng của sợi mì Udon là những sợi mì dai, mịn, tạo cảm giác mượt mà cho người ăn. Với những nguyên liệu hết sức thông thường là bột mì, nước và muối nhưng mì Udon lại trở nên ngon đặc biệt. Bí mật ở đây chính là sự kết hợp hoàn hảo, chính xác đến từng chi tiết giữa thành phần bột mì, nước và muốn đã làm nên món mì Udon với sợi mì dai dẻo và mịn màng. Cách làm mì chỉ có một nhưng mỗi vùng của Nhật Bản lại tạo nên một biến thể khác của mì Udon, chính điều này đã làm nên nét văn hóa ẩm thực khác biệt của các vùng miền ở Nhật.

Mì Udon cũng được goi theo nhiều tên mì Udon khác nhau, và hương vị tron từng bát mì cũng đã khác:

Mì Kitsune-udon. Bạn nào biết tiếng Nhật nghe món này chắc sẽ giật mình, vì Kitsune trong tiếng Nhật có nghĩa là con cáo mà! Trong khi đó thật ra đây lại là món mì Udon dùng với tàu hủ ki. Người Nhật giải thích như vầy, vì ngày xưa người ta hay nói con cáo thích ăn đậu hủ nên người ta đặt luôn tên cho món này là Kitsune-udon.

Nhắc đến Kitsune-udon thì không thể không nhắc đến Tempura-udon. Món này thì chắc chắn là đi vùng nào miền nào cũng có. Tempura-udon dùng lạnh. Nước súp được đựng riêng trong cái bình nhỏ bên cạnh, khi ăn thì chan nước súp, rắc hành, bỏ củ cải bào vào, và nặn thêm ít chanh, rồi ăn. Món tempura-udon này dùng nóng cũng rất ngon. Vị ngọt và béo từ tempura hòa vào nước súp, làm tăng gấp bội hương vị đậm đà của món ăn này!

Còn đối với Mì Oshibori Udon Điểm khác biệt của mì Oshi-bori Udon so với các loại mì Udon khác đó là nước súp của Oshi-bori Udon hoàn toàn làm từ củ cải trắng. Đầu bếp sẽ mài củ cải trắng, vắt hết nước để cho vào nước dùng. Vì thế nước rất trong, khi ăn dùng kèm với tương miso ngọt, khô cá ngừ bào mỏng để làm giảm vị hăng của củ cải.

Theo thời gian thay đổi, mì Udon ngày càng được làm khác đi với nhiều hương vị đặc trưng của nhiều vùng miền khác nhau. Mì Udon lạnh được chế biến với nước luộc thịt thơm ngon, thường được dùng vào buổi trưa hè nắng nóng, dùng kèm với món rau như bắp cải và dưa leo. Trong những ngày mùa đông, nước dùng thường nóng hơn, với nhiều chất protein và thành phần dinh dưỡng, có tác dụng cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể và giúp giữ ấm người. Khi có dịp đến Nhật Bản du khách hãy thưởng thức món mì Udon này để cảm nhận được hương vị độc đáo trong từng bát mì của người Nhật Bản.

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Tin liên quan:

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.