DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Cuộc sống khó tin của những cô dâu Việt Nam ở Đài Loan

Trong một dịp sang công tác ở Đài Loan, chúng tôi có dịp được gặp gỡ nhiều cô dâu Việt thuộc nhiều thế hệ. Những cô dâu của thế hệ trước (những người hiện khoảng 50-70 tuổi), có nhiều người bị lừa bán, thậm chí bị lừa bán tới hai lần và cuộc sống khá vất vả. Nghe câu chuyện về cuộc đời họ, chúng tôi cảm thấy bị ám ảnh, một phần vì những tận cùng đau khổ, khó khăn mà họ từng trải qua, một phần vì cuộc sống hiện tại và tương lai của con cháu họ, cũng nhuốm màu ảm đạm.

Thế nhưng khác hẳn với những cô dâu này, thế hệ các cô dâu Việt trẻ, có tri thức ở Đài Loan cũng khá nhiều. Họ là điểm nhấn rõ nét trong bức tranh về cô dâu Việt ở Đài Loan hiện nay ở sự tự tin, chủ động làm chủ cuộc sống của bản thân và chăm lo tốt cho gia đình, con cái.

Cô dâu Việt Nam ở xứ Đài: Hi sinh để đổi “trái ngọt”

 Người Việt Nam có câu “Xuất giá tòng phu” ấy là chỉ viêc khi người con gái đi lấy chồng là hoàn toàn thuộc về nhà chồng, sướng hay khổ là do người chồng quyết định. Nhưng với các cô dâu Việt sang xứ Đài làm dâu, họ không chỉ “tòng phu” mà còn khẳng định bản thân, có nhiều đóng góp cho xã hội Đài Loan.

Cô dâu Lê Thị Xuân, quê ở Trà Vinh, xuất thân trong gia đình hoàn cảnh ba mẹ có 5 sào ruộng nuôi 3 chị em. Nếu nói là không đủ ăn thì không phải, nhưng với 5 sào ruộng cho 5 nhân khẩu thì thực sự số tiền kiếm được cũng chỉ đủ chi phí sinh hoạt hàng ngày và không thể để dành được bao nhiêu.

Năm 2006, người anh trai của Xuân mất, gia đình mất đi một lao động chính, buồn bã cộng thêm hy vọng vươn lên tìm cuộc sống tốt đẹp hơn, Xuân theo lời giới thiệu mạo hiểm nhận lời kết hôn của một người đàn ông Đài Loan hơn mình nhiều tuổi và từ đó cô rời khỏi Việt Nam.

Ban đầu, cô dâu trẻ cũng hết sức lo lắng bởi đã có rất nhiều thông tin liên quan đến việc cô dâu Đài Loan phải chịu cảnh tủi nhục nơi xứ người. Nhưng với Xuân, cô không còn lựa chọn nào khác, không có trong tay bằng cấp để tìm được công việc tốt ở Việt Nam, Xuân đánh liều ra đi.

Cuộc sống khó tin của những cô dâu Việt Nam ở Đài Loan 2

Sau gần 1 năm sang Đài Loan làm dâu, Xuân gặp vô vàn khó khăn khi không biết tiếng lại phải chịu mọi sự thay đổi trong môi trường văn hóa mới, bởi vậy chỉ việc nhà thôi cũng đã khiến cô vô cùng vất vả.

Thế rồi, trong một lần đi chợ, Xuân gặp được một cô dâu Việt khác cùng hoàn cảnh, cô được giới thiệu đến trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa của tỉnh Cao Hùng. Ngay lập tức, Xuân tham dự một lớp học tiếng Đài ngắn hạn. Rồi không ít lần trung tâm cử người đến tận nhà để tìm hiểu hoàn cảnh cuộc sống của cô, giúp cô hòa nhập với cuộc sống mới.

Sau gần 6 năm ở cùng gia đình chồng, ngoài việc chăm lo con cái và việc nhà, Xuân vẫn đều đặn hàng tuần đến trung tâm hỗ trợ để học tiếng, học nấu ăn. Xuân vui vẻ khi khoe, sắp tới cô được nhận vào làm việc tại một nhà hàng nhỏ ở địa phương.

Xuân là người may mắn khi có được gia đình chồng tử tế, lại được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để hòa nhập tốt với cuộc sống mới. Từ những kinh nghiệm của chính mình, cô đã không ít lần giới thiệu những đồng hương khác tới trung tâm để được giúp đỡ.

Xuân cho rằng, dù may mắn nhưng việc thu mình và ít chịu tìm hiểu thông tin tại xứ người khi không tự mình tìm đến các trung tâm hỗ trợ hiện đang có rất nhiều ở Đài Loan cũng chính là cách tự đẩy mình vào hoàn cảnh khó khăn nơi xứ người.

Hành trình “gieo chữ” Việt ở xứ người

Chị Tô Hồng Tươi, quê tại Cà Mau, lấy chồng sang Đài Loan đến nay được 14 năm, hiện cũng đã đi dạy tiếng Việt được 4 năm tại trường Tiểu học Nhân Đức – Đài Nam.

Khi gặp các nhà báo Việt Nam, chị Tươi cũng đưa chồng theo – một người chủ xưởng sửa xe ô tô – “Khi mới qua đây làm dâu, tôi chỉ ở nhà chăm sóc gia đình chồng và nuôi con. Rất may, tôi gặp được người chồng chăm chỉ, yêu chiều vợ. Luôn ủng hộ những công việc mà vợ làm. Do đó, mình tham gia được nhiều công việc xã hội, có thời gian học tập nâng cao kiến thức” – Chị Tươi vui vẻ tâm sự.

Chị Tươi cùng trải qua phương pháp đào tạo giáo viên sau đó mới được Cục Giáo dục địa phương cấp chứng chỉ để trở thành giáo viên.

“Để những bài giảng tiếng Việt thêm sinh động và dễ hiểu cho học sinh Việt và cả học sinh người Đài, ngoài giáo trình giảng dạy, tôi đã lên mạng tìm hiểu thêm về phương pháp dạy học tiếng Việt, tìm hiểu thêm và đưa các văn hóa Việt Nam vào bài giảng cho sinh động” – cô Tươi cho hay.

Hiện nay, chị Tươi là giáo viên ẩm thực và thông dịch viên tiếng Việt, đồng thời theo học ĐH chuyên ngành giáo dục mầm non để chuẩn hóa kiến thức. Cuộc sống rất hạnh phúc và đang chào đón đứa con thứ 3.

Cuộc sống khó tin của những cô dâu Việt Nam ở Đài Loan 3

Còn trường hợp của chị Phạm Trịnh Thùy Linh, lớn lên ở miền quê đầy nắng Tây Ninh, đã tốt nghiệp trường ĐH Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh chuyên ngành hóa phân tích. Sau tốt nghiệp, Linh kết hôn cùng với người chồng Đài Loan năm 2012 và đến Đài Loan sinh sống gần 6 năm, có hai con, trai 5 tuổi và gái 3 tuổi rưỡi.

Duyên trở thành giáo viên dạy tiếng Việt đến với cô giáo Linh này rất tình cờ.

“Lúc mới đến Đài vì sinh con nhỏ nên tôi chủ yếu làm công việc nội trợ và được chồng tạo điều kiện cho đến lớp học bổ túc tiếng Hoa ban đêm. Sau bốn năm khi các con có thể vào mẫu giáo và gặp được dịp may tình cờ khi một chuyên viên sở di dân giới thiệu đến trường ĐH quốc gia Gia Nghĩa tham gia phỏng vấn ứng tuyển giáo viên tiếng Việt cho trung tâm ngoại ngữ của trường. Sau khi vượt qua vòng dạy thử và phỏng vấn của ba giáo sư giảng dạy ngoại ngữ, các giáo sư có lời khuyên “em nên theo đuổi ngành giáo dục và tìm cơ hội học tập để có thể theo con đường này một cách chuyên nghiệp” – Linh tâm sự.

Đây cũng chính là bước ngoặt đầu tiên để Linh có động lực theo đuổi nghề giáo viên tiếng Việt.

Hiện tại cô giáo Linh đang là nghiên cứu sinh thạc sĩ năm hai ngành giáo dục học trường ĐH Thủ Phủ và là giảng viên tiếng Việt của trường ĐH Khoa học kỹ thuật Mỹ Hòa, và tham gia giảng dạy tiếng Việt tại các trung tâm ngoại ngữ của các trường như ĐH Gia Nghĩa, ĐH Bình Đông. Ngoài ra, tham gia dạy thêm ở một trường tiểu học và bốn trường trung học phổ thông Vạn Năng, Gia Nghĩa, Nam Quang, Dục Đức.

Cùng hướng tới tương lai

Các cuộc hôn nhân đa sắc tộc gần đây đang phát triển nhanh tại Đài Loan, và Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ phụ nữ kết hôn với đàn ông Đài Loan cao nhất. Dù rằng, không phải cô dâu Việt nào cũng được may mắn và hạnh phúc như những câu chuyện trên. Đã có những cô dâu Việt có cuộc sống hôn nhân không êm đềm bởi những xung đột về văn hóa, ngôn ngữ, nếp nghĩ, thậm chí là sự chênh lệch tuổi tác quá lớn giữa chồng và vợ. Vì vậy mà những va chạm trong các gia đình có hôn nhân đa sắc tộc rất dễ xảy ra nếu họ không trang bị đủ kiến thức cũng như kỹ năng sống trước khi theo chồng định cư tại Đài Loan.

Tuy nhiên, vượt lên tất cả cần nhìn nhận và thấy rằng các cô dâu Việt đang nỗ lực vượt qua những khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán để khẳng định bản thân và xây dựng hạnh phúc. Ở nơi đất khách, nhiều cô dâu Việt đã xích lại gần nhau, động viên, hỗ trợ nhau trong đời sống hòa nhập… Thế hệ tương lai của Đài Loan sẽ có rất nhiều người mang dòng máu Việt. Cho đến nay, mới chỉ các cô dâu Việt được khuyến khích phải học văn hoá Đài Loan, ngôn ngữ Đài Loan. Thiết nghĩ, đã đến lúc xã hội Đài Loan phải biết về văn hoá Việt Nam – đất nước đã sinh ra và nuôi dưỡng những người mẹ của thế hệ mầm non Đài Loan.

Đánh giá bài viết
Đội ngũ Á Châu Travel
Tư vấn cuối bài

Để lại thông tin để được tư vấn & báo giá miễn phí

Á Châu cam kết:

  • Tỷ lệ thành công lên đến 99%
  • Giá trọn gói, không phát sinh phí
  • Chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn 1:1

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Tin liên quan:

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.