Qua buổi tọa đàm ở tòa soạn Báo Thanh Niên cho thấy sự quan tâm của công chúng đối với tấm visa du lịch Mỹ là rất lớn, bởi phải có “giấy thông hành” trong tay, giấc mơ chinh phục quốc gia có quá nhiều điều đặc biệt này mới có thể trở thành sự thật, ngay cả khi bạn đã dư điều kiện tài chính, dư thời gian và dư sự hăm hở để bay đến quốc gia cách xa nửa vòng trái đất… Buổi tọa đàm đã cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích cho mọi người, đặc biệt là những ai đang có nhu cầu xin visa Mỹ.
Giấc mơ về nước Mỹ
Có thể giấc mơ Mỹ nảy mầm từ nỗi nhớ nhung người thân đang sinh sống tại xứ cờ hoa. Đó còn là tình bạn thuở học trò bị chia cách khi một người qua Mỹ định cư. Hay gia đình xa xôi bên kia bán cầu với những đoàn viên cùng người thân bên này khắc khoải…
Hay giấc mơ đó nảy sinh chính từ sức hấp dẫn của nền văn hóa đa dạng của Mỹ khiến người ta phải mong ước được đến Mỹ nhằm thỏa mãn sự tò mò. Ước mơ một lần được rong ruổi trên những sa mạc hoang vu miền Viễn Tây Mỹ, để trải nghiệm một nước Mỹ không chỉ hiện đại mà còn bảo tồn rất tốt những món quà do Mẹ thiên nhiên ban tặng.
Tuy nhiên, để thực hiện giấc mơ Mỹ là điều không dễ dàng…
Nhân viên Lãnh sự “xây rào” – Đương đơn “leo rào”
Giữa rất nhiều “cú rớt lộp độp” của những người xin visa du lịch Mỹ trong mùa hè năm nay – mùa cao điểm du lịch – bà Trechock khẳng định chính quyền Mỹ không có bất kỳ một thay đổi nào trong chính sách cấp các loại visa không di dân, bao gồm du lịch.
Nhìn chung, điều kiện cấp các loại visa không di dân vẫn như cũ giữa rất nhiều tin tức về chính sách hạn chế nhập cư của chính quyền Mỹ hiện nay. Điều kiện đầu tiên mà viên chức lãnh sự đánh giá đương đơn xin visa du lịch là họ chỉ đơn thuần đi du lịch hay có ý định gì khác, họ có những mối ràng buộc chặt chẽ ở quê nhà để quay trở về hay không.
Một điểm mấu chốt khác mà bà Trechock chia sẻ: Viên chức lãnh sự phải xác định đương đơn có ý định ở lại Mỹ sinh sống hay không. “Trong cuộc phỏng vấn, chúng tôi luôn bắt đầu từ rào cản rằng đương đơn có ý định di dân đến Mỹ. Về phía đương đơn, họ phải chứng minh ngược lại cho chúng tôi thấy họ không có ý định đó! Gánh nặng chứng minh thuộc về đương đơn, tôi xin lỗi phải nói với các bạn điều đó. Các bạn cũng phải cân não ngang ngửa chúng tôi!”. Chứng minh bằng cách nào? Bằng mối ràng buộc ở VN – có thể là công việc, gia đình, thu nhập – khiến bạn chỉ muốn quay về sau khi thăm thú nước Mỹ.
Chuyện thường ở huyện: “Giám đốc công ty cũng bị rớt visa du lịch Mỹ”
Đã xin visa du lịch Mỹ, phần lớn đương đơn có điều kiện tài chính để chi trả cho chuyến đi đó. Một phần không nhỏ trong số này là doanh nhân, là giám đốc hoặc có công ty riêng. Đó hẳn là một điểm cộng cho thấy họ có mối ràng buộc mạnh mẽ ở VN về mặt công việc để quay trở lại. Điều này thường được họ trình bày với viên chức lãnh sự trong cuộc phỏng vấn xin visa du lịch với tất cả niềm tự hào.
Nhưng hãy lắng nghe chia sẻ của bà Trechock: “Có cả 50% những người kinh doanh mà tôi từng phỏng vấn đều nói họ là giám đốc, nếu không cũng là phó giám đốc. Giám đốc nhiều lắm!”. Nhưng đa phần chỉ nói chung chung như thế trong khi điều đó không thể cho thấy mối ràng buộc công việc, tình trạng tài chính của người xin visa, bởi làm giám đốc một cơ sở nhỏ kinh doanh trong phòng khách gia đình với 3 nhân viên khác hẳn với một công ty có 1.000 nhân viên với tòa nhà 5 tầng thuê ở quận 1, TP.HCM. “Chúng tôi cần thông tin cụ thể và nhiệm vụ của các bạn là chứng minh mình có những ràng buộc rất mạnh mẽ ở Việt Nam mà các bạn không muốn từ bỏ nó” – đó là chia sẻ của viên chức lãnh sự Mỹ.
Không ít trường hợp dở khóc dở cười đã xảy ra tại cửa cấp visa Mỹ. Chẳng hạn chủ một doanh nghiệp đẳng cấp mời đối tác đi Mỹ dự hội nghị, đối tác được cấp visa, chủ hội nghị thì bị từ chối. Hay tại buổi tọa đàm, một khán giả tham dự bức xúc kể trường hợp cùng con xin visa, con được cấp visa du học, bố xin visa du lịch để đưa con đi thì thất bại.
Có hay không chuyện từ chối cấp visa Mỹ vì cảm tính?
“KHÔNG có chuyện từ chối cấp visa Mỹ vì cảm tính” – Đó là lời khẳng định của bà Trechock tại buổi tọa đàm trước một câu hỏi đầy bức xúc được khán giả xem truyền hình trực tuyến gửi đến chương trình: “Tại sao chỉ với 2, 3 câu hỏi đơn giản lúc phỏng vấn như “Đi Mỹ làm gì?” mà viên chức Mỹ có thể đánh rớt visa du lịch với tôi? Tôi có cảm giác mình bị đánh rớt vì cảm tính, vì họ không thích tôi!”. Theo bà Trechock thì viên chức lãnh sự Mỹ không được phép cấp hoặc từ chối visa cho bất kỳ ai dựa vào yếu tố thích hay không thích người đó, mà họ luôn phải tuân thủ những quy chuẩn, trong đó quan trọng nhất vẫn là xác định đương đơn có ý định ở lại Mỹ hay không đối với những visa không di dân như du lịch.
Nhưng làm sao để xác định được điều đó? Trước khi đến với cuộc phỏng vấn, hồ sơ của đương đơn đã được xem xét kỹ lưỡng. Còn trong cuộc phỏng vấn, việc chứng minh không có ý định ở lại Mỹ là nhiệm vụ của đương đơn – đó là lời chia sẻ thẳng thắn từ bà Trechock. Hãy kể ra những thông tin “đắt giá” và chi tiết để chứng tỏ bạn có mối ràng buộc chặt chẽ ở Việt Nam, chẳng hạn bạn đang điều hành một công ty bề thế ra sao, nhân viên đông cỡ nào, lợi nhuận mỗi năm bao nhiêu, chứ đừng nói chung chung 2 chữ bạn là “giám đốc” hoặc làm nghề “kinh doanh” rồi thôi!
“Giấc mơ Mỹ”: rất gần mà vẫn… quá xa
Hẳn sẽ có người thắc mắc, với sự giao thương dễ dàng như hiện nay cùng mức thu nhập đủ trang trải cho các chuyến đi ra khỏi biên giới Việt Nam, vì sao đến Mỹ và Canada vẫn là niềm mơ ước nhưng “trầy trật” của rất nhiều người? Có lẽ lý do mà nhiều người gặp phải đó là vấn đề xin visa.
Để giải quyết những vấn đề đó, hoặc bạn muốn có sự tư vấn, định hướng và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình xin visa du lịch Mỹ, các bạn có thể liên hệ Á Châu theo hotline: 0988.011.249 để được hướng dẫn chi tiết.
Hãy bắt đầu xây dựng “giấc mơ Mỹ” cùng với Á Châu!