DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Thưởng thức món Tempura ẩm thực văn hóa Nhật Bản

Bánh Tempura được xem là món ăn nổi tiếng và là món ăn điển hình của xứ sở mặt trời mọc. Tuy nó ra đời sau Sushi nhưng Tempura lại mang đến hương thơm, vị mới lạ nên nó được người Nhật đặc biệt yêu thích và sau đó lan truyền khắp cả nước, đem lại một món ăn ưa thích vừa có nguồn gốc Trung Hoa, vừa có nguồn gốc Âu châu và đặc biệt là sự sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản.

Giai đoạn cuối thế kỉ thứ 19 món Tempura trở thành món ăn phổ biến tại Tokyo và được bán tại các quầy hàng ở ven đường. Tại Nhật Bản, các nhà hàng chuyên chế biến Tempura được gọi là Tempura-ya. Tempura xuất hiện nhiều trong các bữa ăn thông thường đến tiệc sang trọng.

Để có được món Tempura ngon như thế này cần phải có những nguyên liệu từ bình thường cho đến đa dạng bao gồm cả động vật và thực vật như thủy hải sản tươi sống: tôm, mực, sò điệp, cua, các loại cá và rau xanh: cà tím, ớt chuông, khoai tây, hạt tiêu xanh, măng, khoai lang, nấm shiitake…

Các loại rau và hải sản được rửa sạch, để khô, thái nhỏ và nhúng trong hỗn hợp bột bao bên ngoài với một lớp mỏng… Thoáng nhìn chúng ta cứ nghĩ Tempura như chiếc bánh tẩm bột chiên giòn của người Việt Nam song cách chế biến và hương vị món ăn hoàn toàn khác biệt. Tempura hấp dẫn bởi sắc vàng tươi, nóng hổi, mềm béo. Món ăn càng trở nên thú vị bởi lẽ trước khi thưởng thức bạn sẽ không bao giờ biết được bí mật ẩn bên trong lớp vỏ giòn tan kia là gì?

Người Nhật Bản nấu ăn thường dùng rất nhiều món biển. Một số người, nhất là người nước ngoài, không chịu được mùi tanh của cá và những món ăn biển, nhưng họ thích cá rán theo lối Tempura, vì mùi thơm của nguyên liệu được chiên bởi những bí quyết đặc biệt đã làm mất mùi tanh của cá.Người ta đặt Tempura trên bát cơm, rải một lớp xốt mỏng làm bằng nước lèo, xì dầu và mirin, cũng có thể ăn với mì kiều mạch. Hai món này gọi theo thứ tự trước sau là tendon và tempura-soba.

Để làm ra những chiếc bánh Tempura thơm ngon thì mọi nguyên liệu đều phải tươi ngon nhất. Bột dùng để chế biến Tempura là hỗn hợp koromo gồm trứng gà, bột mì, nước đá và một số gia vị khác. Bột Tempura chỉ cần pha trộn trong một vài giây và với lượng bột nhỏ đủ dùng cho một mẻ rán. Bột sẽ luôn được giữ lạnh bằng cách đặt bát bột trong một bát nước đá. Cũng có một số loại Tempura còn được phủ ra bên ngoài một lớp hạt vừng hoặc vụn bánh mì… trước khi đem chiên, tạo nên hương vị đặc biệt cho Tempura.

Loại dầu được sử dụng để chiên Tempura thông thường là dầu thực vật hoặc dầu Canola. Tuy nhiên, Tempura truyền thống thường sử dụng dầu vừng hoặc một số loại dầu chiết xuất từ các loại hạt. Nhiệt độ dầu thường được giữ ở 160-180 độ C, tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu. Sản phẩm sẽ là Tempura thật bắt mắt vàng nâu, nóng, và ngon. Nhờ vậy Tempura sau khi chiên sẽ có được sắc vàng tươi sáng và lớp bột chiên giòn tan. Cũng bởi sự đa dạng về nguyên liệu nên Tempura mang rất nhiều hương vị độc đáo khác nhau, có thể kết hợp thưởng thức với nhiều món ăn khác nhau như Soba, mỳ Udon, cơm…

Nước chấm cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hương vị cho món Tempura. Thông thường khi thưởng thức Tempura người Nhật pha nước tương pha thật loãng, có vị thanh mát giúp “đánh tan” cảm giác béo ngấy của món ăn. Bạn có thể cho một ít củ cải trắng và gừng băm nhỏ vào chén nước chấm khuấy đều. Cho miếng tempura ngập vào nước chấm, thưởng thức ngay để miếng ăn có độ giòn nhẹ thanh tao vốn có. Tempura phải được chiên và dùng ngay vì chỉ sau vài chục phút, vị ngon của nó sẽ giảm đi đáng kể.

Khi có dịp đến Nhật Bản du khách không chỉ có cơ hội tham quan những danh lam thắng cảnh, khu giải trí…. mà du khách còn có cơ hội khám phá thưởng thức ẩm thực nơi đây điển hình như qua chiếc bánh Tempura du khách sẽ cảm nhận được sự đa dạng của nền ẩm thực ở Nhật Bản.

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Tin liên quan:

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.