DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Chùa Kiyomizu Dera – Di sản văn hóa cố đô Kyoto

Chùa Kiyomizu Dera là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào năm 778, trước khi Kyoto trở thành thủ đô của Nhật Bản. Giờ đây là điểm thăm quan được du khách trong các tour du lịch Nhật Bản yêu thích.

Nằm trên đảo lớn nhất Nhật Bản – đảo Honshu, với diện tích gần 228.000km2, cố đô Kyoto hiện là tỉnh lỵ của tỉnh Kyoto và là một phần chính của vùng đô thị Kansai với khoảng hơn 1,5 triệu người đang sinh sống. Từ năm 794 đến năm 1868, cố đô Kyoto từng là kinh đô của đất nước Mặt Trời mọc.

Đến thế kỷ XIX, dưới thời Minh Trị Duy Tân, kinh đô được chuyển về Edo, sau được đổi tên thành Tokyo. Cố đô Kyoto là một thành phố cổ kính, còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống, cả về vật chất và tinh thần. Người ta vẫn gọi Kyoto ngày nay là hiện thân của Nhật Bản cổ xưa huyền thoại.

Khác với những tòa nhà chọc trời và hiện đại ở Tokyo, đến Kyoto con người có cảm giác yên bình và thanh thản đến kỳ lạ. Xa cách khỏi sự vội vã và hối hả, nhịp sống ở Kyoto dường như ẩn sau những ngọn đồi phủ đầy cây xanh và hoa lá, ẩn dưới những ngôi nhà xây theo lối cổ, như chậm hẳn lại nhẹ nhàng và đầy thanh thản.

Kyoto hấp dẫn bởi nền văn hóa truyền thống được nuôi dưỡng suốt hơn 1.000 năm. Ở Kyoto, tập trung hơn một nửa số chùa miếu, đền đài, dinh thự cổ kính của Nhật Bản được xây dựng dưới thời cai trị của nhiều vị vua còn tồn tại đến ngày nay. Tất cả những ngôi đền, chùa cổ kính này đều thể hiện các nét đặc sắc của văn hóa, chính trị của các thời đã trải qua. Chính vì vậy, Kyoto có thể được ví như một viện bảo tàng lịch sử của người Nhật.

Kyoto có 14 đền đài đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, hơn 1.700 kho báu và những tài sản văn hóa quốc gia quan trọng đã được chính phủ Nhật Bản phê chuẩn.

Cuối thu đầu đông, khắp đất Nhật cây lá chuyển màu thật ngoạn mục. Ở Tokyo hoặc qua các tỉnh thành khác, dễ bắt gặp những đại lộ có hai hàng cây lá vàng đậm kéo dài, nhưng đến cố đô Kyoto, màu lá đỏ rực rỡ gây ấn tượng mạnh níu giữ bước chân du khách.

Mùa này, từ Tokyo theo tàu tốc hành shinkansen hoặc từ Osaka chạy xe hơi đến Kyoto, cũng đều chỉ mất khoảng hai giờ. Hầu hết du khách không bỏ qua chuyến viếng thăm chùa Kiyomizu, ngôi chùa nổi tiếng là nơi ngoạn cảnh mùa anh đào nở dịp tháng ba hàng năm, hàng ngàn cây sakura bừng nở trắng hồng. Nhưng bây giờ là tháng 12, du khách thong thả dạo bước giữa rừng cây lá đỏ nơi đây. Giống lá phong nhưng nhỏ hơn, thảm lá khô phủ thắm sườn núi, mặt đường.

Chùa có hai công trình kiến trúc nổi tiếng nhất: Thứ nhất là ngôi chánh điện, nơi tôn thờ tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm bằng đồng có ngàn tay ngàn mắt và 11 cái đầu, ngài là vị Bồ-tát nổi tiếng có nhiều quyền năng và thường đáp lại lời cầu nguyện của mọi người. Thứ hai là ban công Kiyomizu, đó là phần mái hiên của chánh điện được nới rộng trên một vách đứng. Ban công Kiyomizu được xây dựng theo một phương thức đặc biệt, những cái cột lớn bằng gỗ keyaki cao 12 mét được lắp ráp với nhau mà không cần dùng đến một cái đinh và sàn nhà thì được lắp ghép từ hơn 410 miếng gỗ bách tạo thành. Nếu nhìn cảnh quan của trung tâm thành phố Kyoto từ ban công này thì thật là tuyệt vời.

Dòng suối thiêng trên núi Otowa đổ xuống thành ba dòng nước theo ba máng bằng đá thiết kế như tự tuôn ra từ dưới mái một ngôi đền. Du khách xếp hàng lần lượt hứng nước bằng gáo nhôm cán dài để uống. Tương truyền uống nước thiêng cả ba dòng sẽ khỏe mạnh, sáng suốt và trường thọ. Nếu muốn giữ lại một kỷ niệm, du khách có thể mua chén nhỏ sơn mài màu nâu đỏ đặt vừa lọt trong lòng gáo khi hứng nước thiêng.

Đã thăm chùa, uống nước thiêng, trước khi ra về, du khách ghé thưởng thức cơm chay tại nhà hàng có tên ngộ nghĩnh Taofu Restorant ngay bên con phố dốc. Một ít cơm, canh chay, chả đậu hũ, khoai và rau tẩm bột giả tôm chiên, thêm vị gừng ngâm cay chua, món chay cố đô Kyoto thật thanh bạch, đáng nhớ

Thánh nhân Enchin – người sáng lập nên ngôi chùa này và cư sĩ (người tu tại gia) Gyoei – ông tổ của ngôi chùa, đã tu hành khổ hạnh dưới dòng thác chảy này. Hiện nay, 3 dòng thác này vẫn còn tồn tại.

Người ta tin rằng cả 3 ngọn thác ở nơi này đều rất linh nghiệm về “trường thọ”, “tình duyên”, “học hành thành đạt”, nếu người chiêm bái uống một ngụm nước ở một trong ba dòng nước trên thì điềm may sẽ đến. Ngược lại, nếu uống 2 ngụm thì sự linh ứng sẽ giảm đi một nữa, uống 3 ngụm thì vận tốt chỉ còn một phần ba. Hơn nữa, nếu tham lam mà uống nước ở cả 3 dòng thì hoàn toàn sẽ không linh nghiệm. Điều này được đúc kết thành lời răn dạy từ xa xưa. Trước khi uống nước thiêng ở dòng thác, hãy chắp tay khấn vái cư sĩ Gyoei đang được thờ phía sau thác nước để thể hiện lòng tôn trọng trang nghiêm và thành tâm muốn xin dòng nước tinh khiết này.

Chính điện là bảo vật quốc gia, còn nổi tiếng với tên gọi khác là “Vũ đài Kiyomizu”. Vũ đài này là bộ phận trung tâm của hành lang phụ cắt ngang chính điện – nhô ra từ vách đá. Nó được chống đỡ bởi 139 cây cột bằng gỗ Zelkova và hoàn toàn không sử dụng đinh. Đây chính là vũ đài được nhắc đến trong câu thành ngữ “Nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu” (thể hiện quyết tâm khi làm một điều gì đó). Nguồn gốc ra đời của câu thành ngữ này được cho rằng: vào thời Edo, hình thức cầu nguyện bằng cách nhảy từ vũ đài Kiyomizu đã rất thịnh hành. Thời đó, có một tín ngưỡng dân gian là nếu giao sinh mệnh cho phật bà Quan Âm và nhảy xuống thì lời cầu nguyện về sinh mệnh sẽ thành hiện thực. Hiện tại, người ta sử dụng câu nói “Nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu” khi có điều gì cần quyết tâm thực hiện. Quả thực, không chỉ có niềm tin mà còn cần cả động lực và dũng khí mới dám nhảy từ độ cao như thế.

Mặt khác, phong cảnh nhìn từ đây đẹp không lời nào diễn tả được. Từ nơi đây có thể nhìn về cố đô Kyoto, tận hưởng cảnh sắc thay đổi theo mùa. Ngoài ra cảnh đêm ở đây rất tuyệt vời, nên khuyến cáo mọi người đi viếng vào thời gian lên đèn. Thời gian viếng bái đặc biệt về đêm cũng sẽ thay đổi theo năm, nên hãy tìm hiểu kỹ trước khi đến tham quan.

Đánh giá bài viết