Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số, có hải cảng sầm uất nhất thế giới và có Tháp truyền hình Minh Châu (nghĩa là viên ngọc sáng) là tháp truyền hình cao thứ ba thế giới- nó cao tới 468 mét. Bên cạnh đó, tour Thượng Hải – Hàng Châu – Tô Châu sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị với những điểm đến khác như: Bến Thượng Hải, cổ miếu Hoàng Thành, Hàn Sơn Tự, Lâm Viên Cổ, chùa Ngọc Phật,…
Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông là một tháp truyền hình ở Thượng Hải, Trung Quốc. Tháp nằm ở mũi của Lujiazui ở quận Phố Đông, bên Sông Hoàng Phố, đối diện với Ngoại Than. Tòa tháp này có kiểu giống Fernsehturm, được Jia Huan Cheng của công ty Shanghai Modern Architectural Design Co. Ltd. thiết kế. Việc xây dựng bắt đầu từ năm 1991 và hoàn thành năm 1995. Với độ cao 468m, nó là tháp cao nhất châu Á và tháp cao thứ 3 thế giới. Tháp này tham gia hiệp hội World Federation of Great Towers.
Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông có 3 điểm chính:
Quả cầu của tháp: có kích thước to và nhỏ khác nhau. Hai quả lớn nhất, dọc theo chiều dài của tháp, có đường kính 50 ở phía dưới và đường kính 45m ở phía trên. Hai quả cầu này được nối với nhau bằng 3 cột, một cột có đường kính 9m. quản cầu cao nhất có đường kính 14 m. Toàn bộ công trình được chống đỡ bởi 3 cột cắm dưới đất.
Các tầng quan sát: Tháp có 3 tầng quan sát. Tầng cao nhất (được gọi là mudule không gian) cao 350m. các tầng thấp hơn là 263m (tầng ngắm cảnh) và 90m (thành phố không gian). Có một nhà hàng xoay ở tầng cao 267m. Tháp cũng có các căn phòng triển lãm, nhà hàng và mua sắm. Có 20 phòng khách sạn gọi là Khách sạn không gian giữa hai quả cầu lớn.
Ăng ten:
Một cột ăng ten truyền thanh và truyền hình ở trên ngọn tháp đã cộng thêm cho tháp 118m chiều cao.
Thông tin khác:
-
Ở độ cao 263 mét là một khu sân hình tròn. Đây là nơi để du khách ngắm toàn cảnh Thượng Hải.
-
Du khách chỉ có thể tham quan từ độ cao 350 mét trở xuống.
-
Tháp có hệ thống thang máy rất nhanh (10 m/s).
-
Tháp này tham gia hiệp hội World Federation of Great Towers.
-
Tọa độ 31°14’30 N and 121°29’42 E.