DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Dạo quanh những địa danh linh thiêng ở Xứ Phù Tang

Một năm mới sắp đến. Khắp nơi tại Nhật Bản, mọi người đã rục rịch đón xuân. Giống như mọi năm, họ sẽ lại thỉnh cầu Thần linh một năm tràn đầy hạnh phúc.Vì có lòng tin tưởng tuyệt đối vào Thần linh nên ở xứ sở này dễ bắt gặp những ngôi đền Thần xã, những câu chuyện Thần thoại… Sự thần bí nhuốm một chút huyền hoặc của vùng đất linh thiêng này có thể khiến cho bất cứ ai rợn sống lưng khi đặt chân đến.

Người Nhật tin rằng, tại những nơi này chứa đựng sức mạnh Thần linh to lớn, có thể biến lời thỉnh cầu thành sự thật và mang đến phúc lành.

Núi Phú Sĩ: Ngọn núi linh thiêng mang đến phúc lành

Đã từ lâu, núi Phú Sĩ đã xuất hiện nhiều trong những câu chuyện thần thoại, thơ Hòa ca hay những tác phẩm hội họa và là ngọn núi được tôn kính nhất trong tín ngưỡng thờ núi Sangaku Shinko. Hình dáng cân xứng tuyệt đẹp của núi Phú Sĩ luôn quyến rũ du khách.

Đền thờ Fujisan Hongu Sengen-taisha tọa lạc trên núi Phú Sĩ là “Tổng hành dinh” của 1.300 ngôi đền Sengen trên khắp nước Nhật. Vào năm 27 trước Công nguyên, kinh hãi trước đợt phun trào dữ dội của ngọn núi, người dân đã xây dựng nên ngôi đền nhằm xoa dịu sự giận dữ của Thần Linh. Sau khi đợt phun trào kết thúc, nỗi sợ hãi biến thành tâm ý  thờ phượng và lan rộng khắp cả nước, khiến mọi người đổ về núi Phú Sĩ hành hương.

Thần xã Izumo – taisha

Người Nhật gọi tháng 10 Âm lịch là Kanna-zuki, tức là “Tháng không có thần” vì cho rằng, vào thời gian này hằng năm, vô số vị thần trên khắp xứ sở hoa anh đào sẽ cùng tụ họp tại Thần xã Izumo – taisha, thuộc tỉnh Shimane, khiến những nơi khác thiếu vắng sự hiện diện của các vị Thần này.

Ngược lại, người dân ở Izumo lại gọi tháng 10 bằng tên Kamiari-zuki, tức “Tháng có thần”. Trong thời gian này, Thần xã Izumo – taisha thờ phượng vị thần lập quốc Okuninushi no Okami – xuất hiện rất nhiều trong những câu chuyện thần thoại.

địa danh linh thiêng ở Xứ Phù Tang 1

Cứ 60 năm một lần, Chánh điện sẽ được khôi phục lại, lần gần đây nhất là năm 2013. Bên cạnh mục đích bảo tồn di tích, tiếp nối và duy trì các kĩ thuật xây dựng, việc khôi phục Chánh điện còn là hình thức “làm tươi mới” lại sức mạnh Thần linh. Người Nhật tin rằng, chỉ cần đặt nơi linh thiêng này, bạn sẽ được các vị thần ban phúc lành.

địa danh linh thiêng ở Xứ Phù Tang 2

Đền thần Kumano

Trên bán đảo Kii ở phía Nam Kyoto, có 3 đền thần được gọi là Kumano Sanzan – Hùng Dã Tam Sơn, tức “3 ngọn núi ở Kumano, gồm Kumano Hongu-taisha, Kumano Hayatama-taisha và Kumano Nachi-taisha.

địa danh linh thiêng ở Xứ Phù Tang 3

Những con đường hành hương đến tam đại thần xã này được gọi là Kumano Kodo – Hùng Dã Cổ Đạo. Trong đó, 3 con đường Nakahechi, Ohechi và Kohechi dù được xây dựng từ hàng trăm năm trước nhưng cho đến nay vẫn được bảo toàn nguyên vẹn, đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển tôn giáo ở Nhật Bản, nên đã được công nhận là Di sản Thế giới.

địa danh linh thiêng ở Xứ Phù Tang 4

Trải suốt chiều dài lich sử, kamuno Sanzan vẫn là nơi đón không biết bao nhiêu thế hệ người hành hương đổ về. Sau ngần ấy năm, cảnh vật vẫn không hề thay đổi, ngay cả tấm lòng cung kính hướng về Thần linh vẫn hừng hực nơi trái tim mỗi người dân Nhật Bản.

Hẻm núi Takachiho

Vùng núi Takachiho thuộc tỉnh Miyazaki được truyền tụng là nơi linh thiêng nhất khu vực Kyushu. Tương truyền rằng, để cai quản trần gián – lúc này vẫn còn đang nhiễu nhương – thần Ninigi no Mikoto đã giáng thế xuống một vùng đất, đó chính là Takachiho.

địa danh linh thiêng ở Xứ Phù Tang 5

địa danh linh thiêng ở Xứ Phù Tang 6

Ở Takachiho, dường như thần linh hiện hữu ở khắp mọi nơi, như hang động Amano Yasugawara – nơi hội họp của các vị thần linh hay đền Kunimigaoka – nơi Thần đứng trong coi cõi nhân gian. Chỉ cần hít một hơi thật sâu, sức mạnh tâm linh sẽ lan tỏa khắp cơ thể, tâm hồn tự nhiên cũng khoan khoái hơn.

địa danh linh thiêng ở Xứ Phù Tang 7

Những lưu ý khi đặt chân đến những địa danh linh thiêng của Nhật Bản

– Giữ trật tự để tỏ lòng tôn kính với Thần linh.

– Cổng Torii được xem như ranh giới giữa thế giới của con người và Thần linh. Trước khi vào cổng nên cúi đầu chào một lần, người đang đứng ở phía tay phải của lối đi thì bước chân phải vào đầu tiên, người đang đứng ở phía tay trái thì bước chân trái vào đầu tiên.

– Ngay giữa lối đi chính dẫn vào đền thờ là lối đi của Thần linh, khách tham quan nên đi sang 2 bên.

– Để thanh tẩy cơ thể trước khi vào nơi thờ phượng, tại mỗi đền thờ đều có bồn nước sạch. Hãy dùng gàu múc nước rửa theo thứ tự: tay trái – tay phải – rót nước vào lòng bàn tay trái rồi súc miệng – tay trái – tay cầm gàu.

– Cách thức cầu nguyện ở đền Thần đạo: rung chuông, cúi chào 2 lần – vỗ tay 2 lần – nhắm mắt và chấp tay cầu khấn – cúi chào 1 lần.

– Có những khu vực nghiêm cấm chụp hình nên cần kiểm tra kĩ càng trước khi chụp hình.

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.