Chùa Horyuji là công trình kiến trúc được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 7 theo lệnh của hoàng tử Shotokubao, quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji bao gồm 48 vật thể và kiến trúc thuộc chùa Horyuji và chùa Hokiji ở thị trấn Ikaruga. Phần chính điện, cổng trong và một phần của hành lang bao quanh của ngôi chùa được làm từ những loại gỗ lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ thứ 8. Năm 1993, quần thể kiến trúc Phật Giáo khu vực ở chùa Horyuji đã trở thành di sản văn hóa thế giới và thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Khu vực chùa Horyuji là nơi mà du khách đến du lịch Nhật Bản có thể đến hành hương cúng bái và chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật tâm linh sâu sắc của người dân Nhật từ ngàn đời xưa. Chùa Horyuji được xem như là một bảo tàng cổ vật lớn của Nhật Bản với nhiều di sản được xếp hạng bảo vật quốc gia, chùa gồm có Già lam Tây viện và Già lam Đông viện. Già lam Tây viện với trung tâm là Kim đường (điện thờ chính với màu sắc chủ đạo là màu vàng) và Ngũ Trùng tháp (tòa tháp 5 tầng) được bao bọc bởi một hệ thống hành lang. Già lam Đông viện với trung tâm là Mộng điện cũng được bao bọc bởi một hệ thống hành lang.
Cách sắp xếp đối xứng của Ngũ Trùng Tháp và Kim đường như vậy tạo nên một phong cách kiến trúc riêng biệt gọi là “Phong cách Pháp Long tự”. Tuy nhiên theo dấu vết thời gian ngày nay khách du lịch chỉ còn có thể nhìn thấy vết tích của Tâm sở tháp ở Đông Nam Già lâm Tây viện.
Tại Kim đường có bộ tam tượng Thích Ca với nghệ thuật chạm khắc tạo hình hào quang hết sức tinh tế, hào quang lớn phủ lấy cả 3 tượng với rìa hào quang có chạm khắc các phi thiên được gọi là “3 tượng 1 hào quang” với tổng trọng lượng 236,5kg. Bộ tam tượng Thích Ca được tạo nhằm mục đích cầu cho Thánh Đức thái tử khỏi bệnh. Tượng được tạo nửa chừng thì thái tử băng hà , nên hoàn thành vào năm 623.
Nằm ở khu vực phía Đông của Kim đường có tượng Phật Dược Sư, gian phía Tây có tượng Phật A Di Đà. Ở 4 gócTu Di Đàn của Kim đường có tượng Tứ Thiên Vương bằng gỗ. Ở hai phía trái phải bộ tam tượng Thích Ca có Cát Tường Thiên và Tỳ Sa Môn Thiên với niên đại từ thời Bình An (Hean). Phía sau mặt Bắc của Kim đường là tượng đắp có niên đại thời Nại Lương (Nara)… Ngoài ra, ở Kim đường còn có các bích họa mô tả cảnh Tịnh độ A Di Đà, tượng Cửu Diện Quan Âm, tượng Quan Âm Bách Tế, tượng Quan Âm cứu thế, tượng Quan Âm đảo mộng, tam tượng A Di Đà…
Ở Mộng điện có tượng Đạo Thuyên đại sư , tượng Hành Tín đại sư và tượng Quan Âm cứu thế. Tượng Quan Âm cứu thế cũng là một trong những quốc bảo Nhật Bản của chùa Horyuji.
Du khách khi có dịp đếnản các bạn hãy dành chút thời gian để đến tham quan chùa chùa Horyuji. Tại đây các bạn sẽ được hướng dẫn viên nơi đây cung cấp thông tin trên tờ rơi in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài. Dựa vào tờ rơi đó các bạn có thể tự do tham quan tất cả những điểm xung quanh chùa Horyuji dễ dàng hơn.