DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Tham quan chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam là một con sông ngòi kênh rạch, được mệnh danh là vùng đất “Chín Rồng” có con nước lớn tràn bờ, nước ròng phơi bãi; có ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm xuôi ngược trên sông… hình ảnh đó tự ngàn xưa, hôm nay vẫn vậy. Sông nước là đặc thù của miền Tây, vùng đất của hàng ngàn dòng sông, cửa sông đan xen như mạng nhện. Có sông ngòi, kênh, rạch, có phương tiện vận tải thủy, có người sinh hoạt mua bán trao đổi hàng hóa, tựu trung lại tất cả cảnh mua bán ngộ nghĩnh trên sông, người ta gọi là chợ nổi.

Chợ nổi nhóm họp cả ngày nhưng đông nhất là vào buổi sáng, khi trời còn mát, sương giăng bảng lảng mặt sông và nắng hãy còn dìu dịu. Đi chợ nổi phải đi thật sớm. Bởi khi mặt trời lên cao, bắt đầu nắng gắt, là chợ vãn khách rồi. Còn gì thư thái và thoải mái hơn khi giữa tinh sương ngày mới được dập dềnh trên chiếc xuồng ba lá len lỏi giữa chợ họp trên sông đông vui, tấp nập, căng lồng ngực hít lấy hít để không khí trong lành của gió mang hương cây trái và sông nước miền Nam.

Chợ ở nơi đây không giống như các khu chờ trên bờ ở các nơi, những ghe hàng trên chợ nổi không nhất thiết phải quy tập từng khu theo loại hàng. Đặc biệt nhất là hình thức “bẹo lá bán ghe”. Nếu gặp chiếc ghe “bẹo” một tấm lá lợp nhà nghĩa là người chủ muốn bán chiếc ghe ấy. Các ghe bán hàng dạo thì thay hình thức “bẹo” hàng bằng âm thanh của những chiếc kèn. Có người bấm kèn bằng tay, có người vừa chèo vừa dùng chân đạp lên kèn. Ghe hàng len lỏi vào bến đậu của các ghe lớn với nhiều tiếng kèn khác nhau, làm cho khu chợ thêm rộn rã, xao động.

Chợ nổi có những hình thức “bẹo hàng” hiện đại hơn như những bảng hiệu, hộp đèn, áp phích, băng rôn của các ghe hàng, các cửa hàng nổi trên dòng sông êm đềm sóng vỗ.

Khi đến tham quan ở chợ nổi du khách mãi không thể quên cái không khí đông vui, tấp nập đó. Ở miền Tây có nhiều chợ nổi, nhưng nổi tiếng nhất là chợ nổi Cái Bè , chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, chợ nổi Ngã Bảy , chợ nổi Ngã Năm, chợ nổi Sông Trẹm.

Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng. Ngày xưa là xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản. Bây giờ có cả tắc ráng, ghe máy. Người đi mua cũng đến chợ bằng xuồng, ghe. Những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra. Người miền Nam vốn chân chất, dân thương hồ trên sông nước miền Tây còn chân chất và đáng yêu đáng quí hơn. Họ sống với nhau bằng cái tình sông nước, mênh mông và rộng rãi như mặt nước sông hồ. Nhìn nhau mà đi, nhường nhịn nhau mà sống.

Những năm trước, chợ nổi Cà Mau họp ngay ngã ba sông Gành Hào rất thuận tiện cho các thương lái tại Cà Mau, vì vậy mà mỗi lần họp chợ không khí rất nhộn nhịp. Cũng chính nơi đây một thời là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Do tụ họp đông, không đảm bảo an toàn giao thông, nên chợ nổi dời cách thành phố Cà Mau gần 3km hướng về Gành Hào. Dời chợ thì phương thức mua bán nơi đây cũng thay đổi.

Buôn bán hai chiều, đó là phương thức mua bán phổ biến của dân thương hồ trên sông nước Cà Mau. Hàng hóa từ trên miệt vườn được vận chuyển về bằng những chiếc ghe bầu, họ không neo đậu lâu như trước mà đi nhỏ lẻ xuống tận các huyện vùng sâu, nhất là vùng nước mặn, chuyên canh tác nuôi trồng thủy sản như Đầm Dơi, Sông Đốc, Năm Căn, Ngọc Hiển… có ghe đến tận Đất Mũi mới chịu dừng.

Chợ nổi Vĩnh Thuận không rao mời, và cũng không treo hàng lủng lẳng trên mũi ghe. Khách chèo xuồng tự tìm đến mua, bán, trao đổi, thuận bán, vừa mua và cách ứng xử rất chan hòa, không có cảnh giành giật hàng hóa. Điều đó đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Chợ nổi Miệt Thứ họp đông nhất lúc mờ sáng cho đến trưa, buổi chiều tan chợ. Bởi đa số người bán hàng là chủ vườn, chủ rẫy, họ trồng rau thì chở rau, trồng khóm chở khóm…

Do đặc thù của Miệt Thứ là người dân sống trong những con kênh, rạch nhỏ, vì vậy hàng hóa được vận chuyển bằng xuồng ba lá, xuồng tam bản nhỏ và họ chọn con sông Vĩnh Thuận làm nơi họp chợ để bán hàng cho các bạn hàng bông, từ đây họ đem ngược vào các kênh rạch rao bán, trao đổi sản phẩm, chẳng hạn lấy trái cây đổi cá, lấy rau đổi gà, vịt chứ không nhất thiết người dân chỉ có tiền mới mua được.

Vùng sông nước cũng như cuộc “cách mạng đường thủy” với những con kênh đào ngang dọc, nối thông các điểm chiến lược trong vùng, đã tạo ra đột phá mới cho việc hình thành chợ nổi. Vậy lộ trình tạo bước đột phá cho “trung tâm vùng” phải chăng bắt đầu từ một “trung tâm lưu chuyển hàng hóa trên sông nước”?

Nếu như thủy lợi ĐBSCL được phục hồi và phát triển nhanh chóng trong bối cảnh khai thông đường không, đường biển, đường bộ, thì hàng hóa ĐBSCL sẽ có nhiều cơ hội vươn xa ra thị trường trong và ngoài nước.

Bởi lẽ, hiện nay cả một vùng ĐBSCL vẫn là một vùng nông nghiệp, giá trị sản xuất của kinh tế cá thể, nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thì việc tập trung xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao về giống cây trồng, vật nuôi là việc rất cần thiết; trung tâm công nghiệp tinh chế thủy hải sản, hoa quả các chợ đầu mối nông hải sản… sẽ giúp chợ nổi có một thế đứng riêng, độc đáo; là động lực thu hút thêm bạn bè tụ hội về đây.

Chợ Đồng bằng sông Cửu Long đang tạo ra sức mạnh trong việc khai thác chợ nổi, làm điểm tham quan du lịch hấp dẫn đây là một nét văn hóa đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ. Từ nhiều năm qua, đi thăm chợ nổi đã trở thành một tuyến du lịch hấp dẫn du khách gần xa.Nếu có dịp đến với Đồng bằng sông Cửu Long du khách hãy tham quan chộ nổi một lần để cùng tạo không khí vui nhộn trên những chiếc thuyền cùng nhau chụm lại trên dòng sông nước.

Đánh giá bài viết
Đội ngũ Á Châu Travel
Tư vấn cuối bài

Để lại thông tin để được tư vấn & báo giá miễn phí

Á Châu cam kết:

  • Tỷ lệ thành công lên đến 99%
  • Giá trọn gói, không phát sinh phí
  • Chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn 1:1

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.