DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Những điểm đến khắp Việt Nam cho người hoài cổ

Có những điểm đến hấp dẫn du khách bởi sự mới mẻ, hào nhoáng. Nhưng cũng có nhiều nơi, người ta tìm đến bởi muốn tìm về sự cổ kính, trầm mặc. Những địa danh dưới đây hứa hẹn là điểm đến hoàn hảo dành cho những người hay hoài niệm, yêu những vẻ đẹp xưa cũ.

Cầu Long Biên

Gắn liền với hình ảnh của Hà Nội từ thế kỉ XIX cho đến nay, cầu Long Biên dường như đã trở thành biểu tượng để gợi nhớ về Hà Thành xưa. Vẻ đẹp mộc mạc của cầu và khung cảnh thiên nhiên xung quanh để lại cho những ai tham quan một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Cầu Long Biên là cây cầu dây thép đầu tiên bắc qua hai bờ sông Hồng, Hà Nội, do người Pháp xây dựng. Trong chiến tranh, cầu Long Biên từng bị ném bom nhiều lần dẫn đến hư hỏng nặng, thậm chí hai trụ lớn đã bị cắt đứt. Nếu có dịp đi ngang cầu Long Biên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một cây cầu được xây dựng theo lối kiến trúc của Pháp, mang một vẻ đẹp mộc mạc nhưng tao nhã, bình dị và gần gũi.

Làng cổ Đường Lâm

Nằm ở ngoại ô Hà Nội, làng cổ Đường Lâm được nhớ đến với vẻ đẹp của một vùng đất thanh bình, là điểm đến lí tưởng dành cho những ai yêu thích chốn cổ kính và những gì thuộc về “kí ức”.

Làng có hơn 1.000 ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ XVII bằng những vật dụng hết sức gần gũi như: tre, nứa, mái ngói, đá ong… Vừa đặt chân đến Đường Lâm, bạn sẽ cảm nhận ngay đặc trưng của những khu làng cổ ở vùng đồng bằng sông Hồng. Điểm đặc biệt của ngôi làng này chính là cây đa cổ thụ 300 năm tuổi, con đường vào làng được lát gạch, những bức tường vàng đã ngả màu thời gian…, tạo nên khung cảnh vừa nên thơ, vừa cổ kính.

Chùa Dâu

Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội hơn 30 km. Chùa Dâu được xem là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ năm 187 và hoàn thành năm 226, được công nhận là di tích lịch sử vào năm 1962.

Trải qua nhiều lần tôn tạo, chùa Dâu ngày nay mang lối kiến trúc thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18) với bốn dãy nhà kết nối với nhau thành hình chữ nhật. Trong chùa thờ rất nhiều tượng của các vị Hộ pháp, La Hán, Bồ Tát, Thánh Tăng… và rất nhiều tượng phật. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.Giữa sân chùa còn có ngôi tháp Hòa Phong cao 17 m, thờ 4 vị thiên vương cai quan 4 phương trời đất.

Làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích nép mình bên dòng sông Ô Lâu, cách trung tâm thành phố Huế 45 km. Nơi đây nổi tiếng bởi sự lưu giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp của làng quê miền Trung. Tên gọi đầu tiên của làng là Phúc Giang, như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng. Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.

Ngôi làng được quy hoạch theo không gian kiến trúc, chia làm ba xóm gắn liền nhau. Đến làng cổ này, du khách sẽ cảm nhận được vẻ thơ mộng của làng quê, vẻ thanh bình qua những ngôi nhà, khoảng sân hay chiếc cổng rào. Một nét độc đáo trong kiến trúc nhà vườn ở Phước Tích là gia đình nào cũng có một bể chứa nước trong sân và hai chiếc gầu múc nước. Nguồn gốc của sự xuất hiện 2 đồ vật này, ấy là do ngày xưa nhà nào cũng có lò nung gốm, mà nhà rường thời trước lợp mái lá nên hay xảy ra hỏa hoạn. Công dụng của bể nước và gầu dùng để phòng khi có hỏa hoạn chủ nhà có thể tự chữa cháy.

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nơi đây từng là một thương cảng sầm uất, nơi giao lưu mua bán của những thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây vào thế kỷ 17-18

Năm 1999, phố cổ Hội An được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi lối kiến trúc đậm nét truyền thống và những giá trị văn hóa phi vật thể. Ngày nay, Phố cổ Hội An vẫn giữ được hồn xưa tích cũ với những ngôi nhà cổ nhuộm màu rêu phong phủ kín. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể di tích gồm nhiều nhà ở, đình chùa, miếu, chợ… và những cửa hàng bán lồng đèn vô cùng đẹp mắt.

Nhà trăm cột Long An

Nhà trăm cột tọa lạc tại ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, được xây dựng vào năm 1901-1903 theo lối kiến trúc thời Nguyễn và mang đậm phong cách Huế. Ngôi nhà có tổng cộng 120 cột gồm 3 gian, 2 chái và được điêu khắc tinh xảo được làm hoàn toàn bằng gỗ và lợp ngói. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi nhà cổ đã bạc màu thời gian nhưng lối kiến trúc và giá trị thì chưa bao giờ xưa cũ.

 

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Quỳnh Hương

Tốt nghiệp chuyên ngành Hệ quản trị cơ sở dữ liệu năm 2016, cùng chứng chỉ Content Marketing. Đã có 5 năm kinh nghiệm Content trong lĩnh vực du lịch như Xuất cảnh - Nhập cảnh - Vé máy bay và các dịch vụ liên quan khác.