Mọi rắc rối có thể xảy đến với bạn khi đi du lịch và “ớn” nhất là sự cố lạc đường. Bất đồng ngôn ngữ, điện thoại không liên lạc được (không nhớ số hoặc không mua sim…)… sẽ là những rào cản lớn nhất khiến bạn loay hoay khi rơi vào tình huống này.
Cách xử lý khi lạc đường ở nước ngoài
Điều tiên quyết trong mọi trường hợp là du khách cần nhớ khi bị lạc đường ở nước ngoài chính là bình tĩnh, không nên tỏ ra hoảng sợ sẽ tránh bị kẻ xấu dễ dàng lợi dụng.
Đi du lịch tự túc: Nếu không biết tiếng, hãy dùng bản đồ chỉ và trình bày với người dân xung quanh, công an, cảnh sát nơi bạn muốn đến để họ hiểu tình huống của bạn và đưa ra giải pháp xử lý khi bị lạc ở nước ngoài hoặc gọi về nhà trọ, khách sạn để được hướng dẫn gián tiếp. Hoặc nếu ở chỗ đông người, phố lớn, hãy bắt taxi và nhờ tài xế đưa bạn quay trở lại khách sạn an toàn.
Đi du lịch theo đoàn: hãy gọi điện cho trưởng đoàn, mô tả cụ thể vị trí để có thể tìm được đến đúng nơi; hoặc nếu đi một mình.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm đến những người phụ nữ, một học sinh hay một người lớn tuổi để hỏi đường. Hoặc tìm một nhóm khách du lịch khác có hướng dẫn viên hoặc vào khách sạn gần nhất bên đường để sử dụng nhờ những máy tính công cộng của họ tra cứu thông tin cần thiết. Nhân viên khách sạn cũng sẽ dễ dàng giúp bạn.
Kinh nghiệm tránh lạc đường khi du lịch nước ngoài
Bạn nên viết lại tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc luôn mang theo namecard của khách sạn đang ở) để trong túi quần áo và balô. Mỗi nơi đi qua, bạn nên ghi nhớ những “mốc” quan trọng, dễ nhớ như nhà thờ, quảng trường, ga tàu hay bến xe buýt.
Nếu đi tour, nên ghi lại số điện thoại của trưởng đoàn và hướng dẫn địa phương.
Ngày nay điện thoại có tích hợp 3G và GPS rất phổ biến, có thể download các phầm mềm hỗ trợ để xác định vị trí của mình cũng như tìm lối ra trên bản đồ có sẵn.
Nếu trường hợp không muốn dùng điện thoại vì nguy hiểm, nên mua hoặc lấy bản hồ tại quầy thông tin du lịch, khách sạn.
Nên mang theo cuốn sổ nhỏ để ghi lại những số điện thoại khẩn cấp mà bạn có thể cần: cảnh sát, cứu hỏa, khách sạn và đại sứ quán gần nhất.
Học một số câu thông dụng theo tiếng địa phương hay viết ra giấy sẵn trong tay để bạn có thể báo những điều mình muốn cho cảnh sát hay hỗ trợ y tế.
Tránh đi vào những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, trở ngược lại đường cũ khi cảm thấy đã đi quá xa, đặc biệt là tại các quốc gia có tình hình chính trị bất ổn như châu Phi, Trung Đông, v.v.
Điều quan trọng cuối cùng là hãy ghi nhớ địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam ở nơi bạn đến trước chuyến đi.