Lễ tình nhân tại Anh
Anh là một trong những quốc gia đầu tiên ra đời ngày lễ tình nhân. Món quà truyền thống ở Anh cho dịp lễ tình nhân này không phải chocolate hay hoa hồng mà là những chiếc thìa bạc. Các cặp đôi thường trao nhau bộ thìa bạc được chạm khắc biểu tượng chìa khóa và ổ khóa, tượng trưng cho việc gửi chiếc chìa khóa mở cửa trái tim mình cho một nửa còn lại. Đến nay biểu tượng chìa khóa đã lan rộng đến Pháp, Hàn Quốc, Hungary… Những người yêu nhau tin rằng khóa một chiếc ổ khóa hình trái tim màu đỏ lên cây cầu tình yêu và ném chìa xuống lòng sông sẽ giúp “khóa chặt” tình yêu của mình.
Ngoài ra người Anh còn có một phong tục ngày Valentine đặc biệt và đáng yêu đó là nhờ những đứa trẻ hát trong dịp lễ tình nhân và thưởng cho chúng kẹo, hoa quả.
Ngày Lễ tình nhân tại Hàn Quốc
Nếu Nhật Bản có ngày Valentine Trắng thì Hàn Quốc có ngày Valentine Đen vào ngày 14/4. Khác hẳn với hai ngày lễ trước đó, Valentine Đen dành cho những người độc thân chưa tìm được tình yêu. Vào ngày này, bạn trẻ ăn mỳ đen để kỷ niệm, cũng như “giải xui”.
Lễ tình nhân tại Úc
Ngày Lễ tình nhân ở Úc có một lịch sử đáng kể, lễ hội giữa tháng Hai này xếp hạng rất cao trong lịch xã hội của quốc gia. Theo một số nguồn phổ biến, trong thời kỳ dân Úc đổ xô đi tìm vàng, mỏ Ballarat là nơi nhiều thợ mỏ tìm được vàng và trở nên giàu có. Có tiền trong tay, các thợ mỏ sử dụng một cách thừa mứa vào quà tặng ngày Lễ tình nhân. Những món quà tặng đều rất đặc biệt và khác thường. Truyền thống này duy trì cho đến tận ngày nay ở Úc.
Dân số Úc có phần đông là người trẻ ở độ tuổi từ 18 — 24. Đối với những thanh niên trẻ tuổi này, một ngày dành riêng cho tình yêu lúc nào cũng được coi trọng.
Nhưng không phải chỉ có người yêu mới được chú ý trong ngày này. Gia đình, bạn bè và người quen biết đều dùng cơ hội này để kết chặt tình thân ái lẫn nhau.
Người dân Úc ăn mừng ngày này rất “ngông cuồng”. Hoa đóng vai trò chủ đạo trong việc ăn mừng. Đặc biệt người ta tặng nhau những bó hồng cực kỳ to như biểu tượng của tình yêu. Email và tin nhắn chuyển tải thông điệp tình yêu được gửi liên tục. Đàn ông Úc khá cởi mở trong việc bộc lộ tình cảm của mình và nhìn chung họ khá lãng mạn.
Lễ tình nhân tại Tây Ban Nha
Nếu đàn ông Pháp nổi danh là mẫu đàn ông lý tưởng trên thế giới thì đàn ông Spanish rất biết cách tán tỉnh và chiến thắng trái tim phụ nữ. Ngày Lễ tình nhân ở Tây Ban Nha diễn ra khá công phu, nam nữ hết sức chú ý đến việc bày tỏ tình cảm của mình cho đối phương và họ dùng ngày này để hưởng thụ tình yêu và hạnh phúc.
Những thành phố lớn tại Tây Ban Nha như Barcelona dường như biến đổi trong ngày Lễ tình nhân, đâu đâu cũng có màu sắc của tình yêu. Dọc hai bên đường, người ta bày bán rất nhiều hoa và quà dành cho ngày lễ này.
Ngày tình yêu ở Tây Ban Nha thể hiện tầm quan trọng ở quà tặng. Chồng tặng vợ một bó hoa và các cặp tình nhân trao quà cho nhau là một cử chỉ thường thấy. Món quà phổ biến nhất cho ngày này là hoa hồng hay sách do nam tặng cho nữ. Những cặp đôi dù kết hôn hay chưa vẫn thể hiện tình cảm ngọt ngào nhất dành cho nhau.
Như đã đề cập, trong ngày này, đường phố chính ở Barcelona — Las Ramblas đầy những hiệu bán hoa và sách. Loại hoa chủ yếu là hoa hồng, biểu tượng của tình yêu và còn mang ý nghĩa là một tình yêu bất diệt.
Dù ngày lễ Tình nhân ở Tây Ban Nha không phải là lễ hội chính thức, những cặp tình nhân vẫn dành ngày này trọn vẹn cho nhau và trao cho nhau những kỷ niệm ngọt ngào.
Ngày Lễ tình nhân ở Nga
Ngày Lễ tình nhân được khắp mọi nơi trên thế giới tôn vinh, truyền thống quan trọng nhất trong ngày này là tặng và nhận quà. Ngày Lễ tình nhân ở Nga được nam nữ thanh niên trẻ chờ đón hết sức nồng nhiệt.
Ở Nga, người ta không ăn mừng lễ tình nhân lớn như nhiều nước châu Âu khác. Vào ngày Tình nhân, trong cách trường đại học và trung học tại Nga đều có một hộp lớn dành cho sinh viên bỏ thư tình có ghi tên mình vào đó. Học sinh và cả thầy cô đều ăn mừng lễ Tình nhân, họ trao tặng nhau quà, chủ yếu là hoa và chocolate.
Người Nga tham gia vào những buổi tiệc chúc mừng ngày lễ tình nhân trong các vũ trường lớn tại Nga, và mỗi người có một cách ăn mừng khác nhau với người mà họ yêu quý nhất.
Những tòa nhà cao tầng tại Nga đều trang trí đèn điện rực rỡ trong ngày này, những show diễn, đêm hòa nhạc tổ chức đặc biệt cho ngày Lễ tình nhân được sự ủng hộ của khá nhiều người.
Các cửa hàng tại Nga trong ngày Lễ tình nhân trưng bày nhiều loại quà khác nhau, trong đó có cả hoa và thiệp với nhiều hình dạng, màu sắc, thu hút sự chú ý của mọi người.
Ngày Lễ tình nhân tại Singapore và Trung Quốc
Người Singapore và Trung Quốc có hẳn một ngày lễ tình nhân riêng biệt với phương tây vào ngày rằm tháng riêng, lấy đêm “Hội đèn” của người Trung Quốc làm lễ chính thức. Vào ngày này, các cặp đôi sẽ cùng nhau lên chùa thắp hương cầu Phật và mang về một cành huệ trắng. Người dân của đất nước này quan niệm rằng, hoa của ai héo trước thì người ấy yêu ít hơn.
Ngày Lễ tình nhân tại Bồ Đào Nha
Ngày Lễ tình nhân ở Bồ Đào Nha được tổ chức như một lễ hội hoành tráng. Mọi người trên thế giới đều biết, ngày Lễ tình nhân là ngày tôn vinh tình yêu, sự lãng mạn. Các cặp tình nhân dành ngày này để ở bên nhau, đây cũng là ngày để các chàng trai, các cô gái bày tỏ tình cảm của mình với đối phương. Truyền thống của Lễ tình nhân là trao quà, hoa và thiệp chúc.
Ngày Lễ tình nhân của người Bồ Đào Nha thường là ngày họ trao tặng các giỏ quà cho nhau. Những giỏ quà truyền thống Bồ Đào Nha có nhiều loại khác nhau được bày bán nhiều ngoài chợ và ngày nay có thể mua qua mạng nên được vận chuyển vòng quanh thế giới.
Những giỏ quà này chứa đầy chocolate, rượu, phó mát, trái cây, thức ăn, các dụng cụ làm đẹp, bánh trái hay kẹo. Những giỏ quà này chuyển tải thông điệp yêu thương đến người nhận, là một cách tuyệt vời để thể hiện tình cảm trong tim theo cách của người Bồ Đào Nha.
Ngày Lễ tình nhân ở Na Uy
Ăn mừng một ngày đặc biệt có nghĩa là tham dự nhiều hoạt động đặc biệt. Có rất nhiều ngày lễ kỷ niệm mang ý nghĩa tôn giáo, nhiều lễ kỷ niệm khác mang ý nghĩa xã hội, lặp đi lặp lại trong suốt nhiều năm. Lễ kỷ niệm ngày Tình nhân đem đến một ánh sáng huy hoàng trong tim nhiều cặp đôi tại Na Uy, đây cũng là dịp để thanh thiếu niên Na Uy, những người yêu nhau ở bên nhau tận hưởng niềm hạnh phúc.
Dù Ngày lễ tình nhân không có mặt như một quy ước lễ kỷ niệm mang tính xã hội tại Na Uy nhưng đã trở thành một phần của đất nước này. Nhiều người Na Uy cho rằng ý tưởng Ngày Lễ tình nhân là “nhập cư” từ nước khác. Mỗi năm, dân Na Uy ăn mừng Lễ tình nhân vào ngày 14.2. Những thành phố lớn tại Na Uy như Oslo có nhiều cửa hàng trưng bày trái tim đỏ và những món quà khác dành riêng cho ngày này. Trái tim đỏ là biểu tượng của ngày Lễ tình nhân và là vật trưng bày đáng chú ý nhất trong các cửa hàng quà lưu niệm.
Ngày Lễ tình nhân tại New Zealand
Ngày Lễ tình nhân tại New Zealand rất đặc biệt và được ăn mừng khá kỹ lưỡng. Những cặp tình nhân tại New Zealand dùng ngày này để đến thăm những danh lam thắng cảnh, trao quà và thiệp cho nhau, cùng nhau ăn tối và tận hưởng khoảnh khắc tuyệt vời bên cạnh một nửa còn lại.
Đến thăm những địa danh nổi tiếng để lưu giữ kỷ niệm bên nhau là một trong những cách ăn mừng Lễ tình nhân phổ biến tại New Zealand. Có nhiều tour du lịch được cung cấp trong ngày này như đi câu cá, tham quan xưởng rượu…Những địa điểm picnic cũng mọc lên như nấm và rất đông đúc trong ngày Lễ tình nhân tại New Zealand.
Những buổi dã ngoại lãng mạn được diễn ra tại nhiều nơi nổi tiếng hay các hòn đảo như đảo Haulashore. Những khu nghỉ mát nhìn toàn cảnh vườn nho và khung cảnh đồi cao cũng thu hút mọi người tìm đến trong ngày đặc biệt này. Thông thường các khu du lịch đều đưa ra khuyến mãi như một bữa tiệc tối lãng mạn hay một chai rượu vang thật ngon dành cho du khách. Chính vì vậy nhiều cặp đôi rất thích tận hưởng ngày Tình nhân của mình tại các điểm du lịch nổi tiếng ở New Zealand.
Ngày Lễ tình nhân tại Nhật
Ảnh hưởng của truyền thống Đông Phương vẫn còn tồn tại ở nước Nhật, chính vì vậy, phụ nữ Nhật Bản nhìn chung vẫn không dám biểu lộ tình cảm của mình với người mà họ yêu một cách quá bộc trực, cho dù cấu trúc xã hội ở Nhật đã thay đổi phần nào. Chính vì vậy, ngày lễ Tình nhân ở Nhật cho phép phụ nữ bày tỏ tình cảm của trái tim mình với người mình yêu quý.
Người Nhật ăn mừng Lễ tình nhân theo một cách độc đáo riêng biệt. Ở đất nước Mặt trời mọc này, phụ nữ tặng chocolate và quà Tình nhân khác cho người nam. Chocolate có rất nhiều dạng, vô số công ty chocolate tung ra hàng loạt sản phẩm đặc biệt vào mùa Lễ tình nhân này. Chocolate chia ra làm hai loại:
+ Giri-choko: là loại chocolate dành tặng cho người nam là đồng nghiệp, bạn bè hay cấp trên.
+ Honmei-choko: Là loại chocolate tình yêu chỉ dành tặng cho một nửa còn lại. Phụ nữ tặng chocolate này cho người trong mộng, người mà mình muốn sống trọn đời.
Ngày Lễ tình nhân của người Nhật không trao tặng nhau nhiều thiệp chúc. Gửi và nhận thiệp không phổ biến tại Nhật. Màu của tình yêu là màu đỏ, hiện nay, người Nhật cũng có thói quen cùng người yêu dành trọn buổi tối Ngày Lễ tình nhân bên cạnh nhau như một số nước phương Tây.
Ngày Lễ tình nhân tại Đan Mạch
Ở Đan Mạch, các cặp đôi trao nhau những bông hoa xuyên tuyết ép khô, thay vì hoa hồng. Họ in hình bản thân lên các tấm thiệp rồi gửi cho người yêu. Ngoài ra, chàng trai thường tặng những bài thơ ẩn danh hài hước cho con gái. Phong tục này gọi là gekkebrev.
Ngày Lễ tình nhân tại Pháp
Vào ngày tình yêu,người Pháp sẽ tặng nhau những tấm thiệp tình yêu lãng mạn, tổ chức trò xổ số tình yêu (loterie d’amour) hay vẽ cho tình yêu.
Những chàng trai, cô gái đang cô đơn tụ họp, trò chuyện và kết đôi với nhau. Người con trai có thể bỏ và tìm người khác nếu không thích. Người con gái bị bỏ rơi sẽ đốt đống lửa để hủy ảnh về người cũ. Tuy nhiên, về sau phong tục này đã bị cấm.
Ngày Lễ tình nhân tại Philippines
Philippines đón lễ Tình nhân vào ngày 14/2 giống các nước phương Tây. Bên cạnh, sô cô la, hoa hồng và thiệp, ngày này thương được các cặp đôi ưa chuộng để làm đám cưới tập thể tại những khu vực công cộng, trung tâm thương mại…