Phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán như thế nào? – Đây những khái niệm thường gây nhầm lẫn cho nhiều người khi nói đến các cơ quan đại diện của một quốc gia ở nước ngoài. Mặc dù cả hai khái niệm này có liên quan và thường được sử dụng nhưng chúng lại có những đặc điểm riêng biệt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa Đại sứ quán Lãnh sự quán trong bài viết này.
Hỏi:
Gần đây mình có tìm hiểu về quy trình và thủ tục để xin visa đi du lịch các nước. Mình tìm hiểu trên nhiều trang web thì có nơi phải nộp hồ sơ tại Đại sứ quán, có nơi thì yêu cầu nộp hồ sơ tại Lãnh sự quán. Điểm khác biệt giữa 2 cơ quan này là gì? Mong bạn có thể giải đáp ạ.
Trả lời:
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Á Châu. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn của bạn bằng các mục dưới đây:
Đại Sứ Quán là gì?
Đại Sứ Quán là Cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác. Được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Đại Sứ, tiếp đó là Tham tán, Bí thư, Tùy viên,…
Đại Sứ quán luôn luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia. Do đó, tất cả các Đại Sứ Quán của các quốc gia khác tại Việt Nam đều đóng tại Hà Nội cũng như Đại Sứ Quán của Việt Nam luôn nằm tại thủ đô của nước bạn.
Lãnh Sự Quán là gì?
Lãnh Sự Quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố như lượng công việc, địa lý…
Các Lãnh Sự Quán của các quốc gia khác tại Việt Nam hầu hết đóng ở Thành Phố Hồ Chí Minh, có một số ít ở Đà Nẵng.
Điểm khác nhau giữa Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán
Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Ngài Đại Sứ (hay còn gọi là Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền) có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, văn hóa, chính trị,… Đại Sứ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại.
Tổng Lãnh Sự Quán là cơ quan được lập ra để phụ trách một vùng nào đó. Ví dụ hiện nay các Tổng Lãnh Sự Quán của các nước đang đặt tại TP. HCM sẽ phụ trách khoảng 30 tỉnh, thành phía Nam (tính từ miền Trung vào, số lượng và phạm vi có thay đổi tùy theo nước). Tuy có quyền hạn ít hơn Đại Sứ Quán nhưng cơ quan này hoạt động độc lập. Và báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại chứ không phải báo cáo lên Đại Sứ Quán.
Trên thực tế không có Lãnh Sự Quán mà chỉ có Tổng Lãnh Sự Quán, nhưng người ta thường gọi ngắn gọn là Lãnh Sự Quán. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán. Khi quan hệ ngoại giao của 2 nước đạt đến một mức nào đó, thấy cần thiết phải có thêm Tổng Lãnh Sự Quán. Tổng Lãnh Sự quán thường được đặt ở các thành phố lớn. Như tất cả Tổng Lãnh Sự Quán các nước đều đóng tại TP. HCM, có một vài quốc gia có thêm Tổng Lãnh Sự Quán tại Đà Nẵng. Người đứng đầu cơ quan này là Tổng Lãnh Sự, tiếp đó là Phó Tổng Lãnh Sự, Lãnh Sự, …
Về mặt ngoại giao, chỉ Ngài Đại Sứ mới có thể thay mặt chính phủ quốc gia của mình truyền đạt các ý kiến quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, visa.. Trong khi đó, Tổng Lãnh Sự Quán chịu trách nhiệm chủ yếu về kinh tế và visa.
Bài viết trên đây Á Châu đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi “Phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán như thế nào?”. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể bỏ túi cho mình những thông tin có ích. Nếu bạn còn có thắc mắc nào hoặc có vấn đề cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0988.011.249 hoặc 0866.877.740 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết. Chúc quý khách hàng thành công và may mắn!