DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Tổng hợp thắc mắc-giải đáp thường gặp về Visa Schengen (PHẦN 2)

Tiếp nối những thắc mắc và giải đáp thường gặp về Visa Schengen ở phần 1. Sang phần 2 này, chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp những thắc mắc và giải đáp có phần thú vị hơn, để bạn nắm nhiều thông tin hơn nữa khi bạn đã nắm được cốt lõi của quá trình xin visa Schengen ở phần 1.

Du khách có thể nhập cảnh bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ khi có visa Schengen?

26 nước thuộc châu Âu tham gia hiệp ước Schengen về tự do đi lại. Tuy nhiên, du khách sở hữu visa Schengen có thể nhập cảnh tại khoảng 40 quốc gia. Ngoài các nước thành viên, một số quốc gia khác chấp nhận cho bạn đến khám phá nhưng không cần xin visa khác có thể kể đến như Monaco, Andorra, San Marino, Vatican và Thổ Nhĩ Kỳ.

Quốc gia nào trong khối Schengen nhận khối lượng đơn xin visa nhiều nhất?

Trong năm 2018, Pháp nhận hơn 4 triệu hồ sơ xin visa Schengen, chiếm khoảng 25% tổng số hồ sơ xin visa trong khối. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Đức (hơn 2 triệu), Italy (hơn 1,8 triệu) và Tây Ban Nha (khoảng 1,7 triệu).

Tổng hợp thắc mắc-giải đáp thường gặp về Visa Schengen

Quốc gia nào có tỷ lệ từ chối visa Schengen cao nhất?

Theo thống kê của năm 2018, Malta là quốc gia có tỷ lệ từ chối visa cao nhất với 20,4%. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Bỉ (16,8%), Bồ Đào Nha (16,6%) và Pháp (15,7%). Ảnh: Getty.

Quốc gia nào miễn chứng minh tài chính trong hồ sơ xin visa cho người có visa Schengen?

Tại Hàn Quốc, du khách được miễn chứng minh tài chính khi xin visa vào nước này với điều kiện từng có visa Schengen trong 2 năm gần nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: Những đặc quyền của visa Schengen

Thông tin nào giúp Đại sứ quán/Lãnh sự quán xã định đương đơn rời hoặc không rời lãnh thổ của nước thuộc khối Schengen trước khi thị thực hết giá trị?

Đại sứ quán có thể đưa ra dự đoán về khả năng quay trở lại của người xin thị thực. Những giấy tờ đã nộp hoặc những thông tin do người xin thị thực cung cấp chưa đủ để Đại sứ quán đưa ra dự đoán mang tính khả quan. Vì vậy, Đại sứ quán sẽ  xem xét một số yếu tố sau đây:

– Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ…)

– Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định, đang học đại học)

– Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản).

– Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định

– Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực gần nhất

Tổng hợp thắc mắc-giải đáp thường gặp về Visa Schengen 1

Theo quy định mới nhất, thời gian nộp đơn xin visa Schengen sớm nhất là bao lâu?

Hội đồng EU vừa thông qua một số thay đổi mới về việc cấp visa Schengen. Trong đó, thời gian nộp hồ sơ sớm nhất là 6 tháng, thay vì 3 tháng như trước. Những thay đổi này bắt đầu có hiệu lực vào năm 2020.

Thời gian muộn nhất để xin visa Schengen là bao lâu?

Theo quy định mới, thời gian trễ nhất để xin visa là 15 ngày trước chuyến đi.

Theo quy định mới, phí xin visa Schengen ngắn hạn hết bao nhiêu?

Theo quy định mới, phí xin visa Schengen ngắn hạn sẽ tăng từ 60 Euro lên 80 Euro. Ngoài ra, quá trình nộp hồ sơ có thể sẽ được làm qua Internet, bao gồm điền hồ sơ và ký xác nhận.

>>> Tìm hiểu thêm: Chi phí xin visa Schengen tăng từ 1/2020

Có phải xin visa quá cảnh sân bay hoặc visa lưu trú ngắn hạn khi quá cảnh tại sân bay của một quốc gia thuộc khối Schengen không?

Quan trọng là phải phân biệt rõ ràng 2 trường hợp:

– Quá cảnh tại Khu vực quá cảnh quốc tế (International Transit Zone) của một sân bay (Bạn không rời khỏi Khu vực quá cảnh quốc tế của sân bay).

– Quá cảnh thông qua địa phận của một nước Schengen mặc dù giới hạn trong một sân bay (Bạn rời khỏi Khu vực quá cảnh quốc tế của sân bay).

Tổng hợp thắc mắc-giải đáp thường gặp về Visa Schengen 2

Visa quá cảnh sân bay (airport transit visa – ATV) cho phép Bạn quá cảnh tại khu vực quá cảnh quốc tế tại một sân bay thuộc lãnh thổ của một nước Schengen và để chờ chuyến bay nối tiếp đến một nước không nằm trong Khối Schengen. Visa ATV không cho phép Bạn nhập cảnh vào lãnh thổ Schengen (ví dụ: để ở lại khách sạn hoặc để bắt chuyến bay khác để đến một nước Schengen khác).

Du lịch đến một nước Schengen thông qua sân bay của một nước Schengen khác không được xem là quá cảnh sân bay, du lịch đến một nước không thuộc khối Schengen thông qua sân bay của 2 nước Schengen cũng không được xem là quá cảnh sân bay. Tất cả chuyến bay giữa 2 nước Schengen hoặc nhiều hơn đều được xem là các chuyến bay nội địa (“domestic”). Phụ thuộc vào quốc tịch của Bạn, Bạn phải cần một visa lưu trú ngăn hạn khi nhập cảnh vào Khu vực Schengen – ngay cả khi việc lưu trú này chỉ kéo dài vài giờ và Bạn chỉ ở tại sân bay (ngoài khu vực quá cảnh quốc tế).

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Tin liên quan: