DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Tổng hợp kinh nghiệm cần lưu ý khi xin visa các nước

Đầu tiên, phải lưu ý rằng, có những quốc gia đặt đại sứ quán tại Việt Nam, đồng thời cũng mở thêm các cơ quan lãnh sự tại những thành phố lớn. Việc nhận hồ sơ có thể là trực tiếp tại phòng lãnh sự tại Đại sứ quán, tại Tổng lãnh sự quán, hoặc thông qua một trung tâm tiếp nhận mà Đại sứ quán ủy quyền. Ở đây có một vấn đề, đó là cơ quan lãnh sự ở các miền sẽ có sự khác nhau trong cách thức hoạt động và xử lý hồ sơ, các bạn nhớ lưu ý nhé.

Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn hoạt động của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán qua ví dụ dưới đây:

Quay trở lại vấn đề chính, mỗi nước đều có những yêu cầu khác nhau về thủ tục thị thực, đồng thời kèm theo đó là những chú ý rất quan trọng mà nếu không có kinh nghiệm làm visa, có thể các bạn sẽ sơ sót bỏ qua, dẫn đến kết quả visa không được tốt. (Hoặc tệ hơn nữa là …không được nhận hồ sơ ). Dưới đây là những lưu ý bạn cần phải biết nếu như muốn làm visa đi các nước trên thế giới, để tránh trường hợp bị từ chối bởi vì không tìm hiểu kỹ thông tin.

Những lưu ý khi xin visa đối với các nước châu Á

lưu ý khi xin visa đối với các nước châu Á

– Nhật Bản: Khi nộp hồ sơ xin visa ngắn hạn Nhật tại Hà Nội, người xin visa sẽ phải cung cấp thư mời gốc. Trường hợp ngoại lệ, những hộ chiếu đã đi các nước Âu, Mỹ nhiều lần có thể được xem xét nộp mà không cần thư mời. Những trường hợp được nộp hồ sơ tại Hồ Chí Minh có thể bỏ qua thư mời khi làm visa đi du lịch Nhật Bản. (Tiếc là những ai có hộ khẩu từ Phú Yên, Đắk Lắk trở vào mới thuộc diện nộp tại Tổng lãnh sự quán Nhật tại thành phố HCM )

– Hàn Quốc: Sổ tiết kiệm đã được đóng 3 tháng trở lên.

– Đài Loan: Xin visa Du lịch Đài Loan hiện tại rất khó, vì Đài Loan đã hạn chế visa du lịch rồi. Tuy nhiên, Á Châu vẫn có thể hỗ trợ khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu và điều kiện đảm bảo.

– Các nước Đông Nam Á: các nước Đông Nam Á đều có chế độ miễn thị thực cho người Việt Nam với thời gian lưu trú từ 15 đến 30 ngày. Mọi người chỉ cần cung cấp hộ chiếu và một chút chứng minh tài chính là có thể được phép nhập cảnh. Nếu muốn làm visa đi những đất nước này, điều kiện quan trọng nhất chính là thư mời từ người bên đất nước đó gửi về. Ngoài ra bạn phải hoàn thiện một số thủ tục khác nữa, nhưng nói chung cũng không quá phức tạp.

– Ấn Độ: Đất nước này thủ tục không quá khó nhưng lại tương đối ít người xin visa. Bạn có thể xem xét đến đất nước này khi muốn đi du lịch cho khi có cơ hội.

Những lưu ý khi xin visa đối với các nước châu Âu

lưu ý khi xin visa đối với các nước châu Âu

– Visa Chengen: Nếu bạn quan tâm đến châu Âu chắc hẳn đã biết đến Schengen. (Và cũng đang rất ồn ào trong thời gian gần đây). Visa Schengen có giá trị trên 26 quốc gia thành viên, theo đó người sở hữu visa một trong những quốc gia này có quyền đi lại tự do trong lãnh thổ của tất cả những quốc gia còn lại. Thủ tục cũng khá đơn giản, tuy nhiên visa Schengen chính là loại visa minh họa rõ nhất cho việc “mỗi nước đều có những yêu cầu khác nhau về thủ tục xin visa” mà mình đã nói trên. Dựa trên khung hồ sơ chung đã nêu mà mỗi nước ban hành chính sách cấp thị thực khác nhau. Ví dụ:

+ Hà Lan: xét duyệt hồ sơ hơi khó, bởi hồ sơ sẽ chuyển sang đại sứ quán tại Malaysia;

+ Đức: thư mời gốc là tấm vé đảm bảo nhất cho bạn khi đến đất nước này;

+ Séc, Ba Lan vô cùng vô cùng khó xin lịch hẹn nộp hồ sơ, đặc biệt là Séc, một tháng có lịch hẹn một lần, cơ hội nộp được hồ sơ là vô cùng mong manh.

+ Một số nước nộp hồ sơ tại Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán: Đức, Tây Ban Nha, Ý, Áo, Ba Lan, Na Uy, Thụy Sỹ, Phần Lan.

+ Một số nước nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ do Đại sứ quán ủy quyền: Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, và mới đây là Pháp.

Vậy nếu muốn làm visa đi các quốc gia khó thì phải làm sao? Hãy xin ở những nước dễ như Pháp, rồi bay thẳng đến địa điểm cần đến, bởi vì điều đó là hợp lệ. Nhưng lịch trình của bạn phải nhất định phải hợp lý!

– Anh: Đất nước đứng đầu trong top những nước khó. Form khai rất dài và dày. Đăng ký tài khoản để khai form cũng là một “thử thách” khá lớn, bởi nhiều người không thể đăng ký được tài khoản. Phí visa cũng phải được thanh toán qua thẻ thanh toán quốc tế nhé. Mà vì sao lại tách Anh ra nhỉ? Anh không tham gia hiệp ước đi lại tự do Schengen trong khối châu Âu nên hồ sơ hoàn toàn khác biệt nhé.

– Nga: Điều kiện xét hồ sơ hơi “khắc nghiệt” khi phải trình cả thư mời gốc. Tuy nhiên, Visa Á Châu có thể hỗ trợ cho khách hàng toàn bộ, khách chỉ cần cung cấp hộ chiếu và ảnh chụp.

Những lưu ý khi xin visa đối với các nước châu Úc

lưu ý khi xin visa đối với các nước châu Úc

– Australia: Hồ sơ cũng khá dày (có trường hợp công ty phải đóng tới hai túi hồ sơ ), xét duyệt cũng không quá khó. Nếu hộ chiếu đã có visa của Mỹ, hoặc châu Âu sẽ giúp ích rất nhiều.

– Newzeland: sẽ rất tốt nếu đã sở hữu visa Úc.

Những lưu ý khi xin visa đối với các nước châu Mỹ

lưu ý khi xin visa đối với các nước châu Mỹ

– Mỹ: Nhiều người vô cùng lo lắng khi làm visa Mỹ vì nước này nổi tiếng khó. Nhưng quy trình xử lý của Mỹ lại vô cùng nhanh chóng, bởi hệ thống trơn tru, chuyên nghiệp. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây về visa Mỹ.

– Canada: Thời gian xét duyệt dài, yêu cầu thư mời, nhưng thời hạn cấp dài.

Lưu ý:Tất cả những lưu ý trên chỉ dành cho các trường hợp xin visa ngắn hạn cho các mục đích thăm thân, du lịch, công tác…, không áp dụng cho các trường hợp visa dài hạn.

Đánh giá bài viết