DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Khám phá ngọn núi Ngũ Nhạc Danh Sơn ở Trung Quốc

Ngũ Nhạc Danh Sơn là ngọn núi nổi tiếng có trong bản Tiếu Ngạo Giang Hồ, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp,… chính là những địa danh có thực ở ngoài đời. Ngũ nhạc danh sơn là 5 ngọn núi linh thiêng được sắp xếp theo 4 hướng chính và trung tâm của vùng đất Trung Hoa cổ đại gồm hướng bắc: Hằng Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây cao 2.017 m, hướng nam: Hành Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam, cao 1.290 m; hướng đông: Thái Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông, cao 1.545 m, hướng tây: Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây, cao 2.154,9 m; trung tâm: Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam, cao 1.494 m.

Ngũ Nhạc Danh Sơn

Hoa Sơn xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết Kim Dung và thường được đề cập đến với cụm từ Hoa Sơn luận kiếm. Kim Dung đã biến Hoa Sơn thành một địa điểm đầy uy lực trong giới võ lâm Trung Nguyên, chính vì vậy khi miêu tả đây là ngọn núi các cao thủ võ lâm tìm đến so tài cao thấp, giành lấy địa vị “Võ lâm chí tôn”.

Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, với năm đỉnh núi chính, là ngọn Nam Phong (ở phía Nam) hay còn gọi là Lạc Nhạn.

Toàn bộ ngọnn núi được cấu tạo đá hoa cương với hình dáng dựng đứng và xòe rộng như một bông hoa nên được đặt tên là Hoa Sơn. Đỉnh chính của dãy Hoa Sơn cao đến 2.083m. Có thể do địa hình quá hiểm trở mà Kim Dung đã chọn Hoa Sơn là nơi tỉ võ chọn Đệ nhất võ lâm Trung Nguyên, vì chỉ có những bậc võ nghệ cao thâm mới có thể vượt qua những dãy núi cheo leo này để lên được đến đỉnh. Khi tới thăm ngọn núi này, du khách có thể tận mắt ngắm dòng chữ “ Hoa Sơn luận kiếm” do chính Kim Dung tiên sinh chấp bút.

Ngọn núi Thái Sơn ngoài đời thật lại là một địa điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới. Với tổng diện tích hơn 420km2, nằm ở tỉnh Sơn Đông, phía bắc thành Thái An, núi Thái Sơn gồm nhiều dãy núi hùng vĩ, trong đó có đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển. Vì vậy người xưa coi ngọn núi này là “cột chống trời”.

Núi còn có tên gọi là Đại Sơn hay Đại Tông và được xem là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc. Thái Sơn thường được ví với ánh bình minh, sự sinh sôi và tái sinh, do đó được xem là nơi linh thiêng nhất trong 5 ngọn núi.

Ngoài đình đài, chùa chiền và điện, Thái Sơn còn có rất nhiều di sản quý của tự nhiên, trong đó gồm có hàng vạn cây cổ thụ trên 100 tuổi, đặc biệt là những cây ngân hạnh trong đền có niên đại 2.000 năm tuổi được mệnh danh là “hóa thạch sống”. Khi mặt trời mọc, những đám mây tầng tầng bay trên đỉnh núi, phủ khắp và biến ngọn núi này thành chốn “bồng lai tiên cảnh”. Thái Sơn cũng được xuất hiện trong nhiều cảnh quay của bộ phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009.

Tiếp gíap với Thái Sơn là núi Hành Sơn cách trung tâm thành phố Hành Dương, Hồ Nam 50km, gồm những vách đá có địa thế dựng đứng, hình thù kì quái. Toàn bộ Hành Sơn có 72 đỉnh núi lớn nhỏ, nhiều suối hồ, thác nước và hang động đẹp mắt. Cách đây 2000 năm, Hành Sơn đã là địa danh nổi tiếng khắp Trung Quốc, thu hút nhiều tao nhân mặc khách đến viếng cảnh, lưu lại nhiều bài thơ được khắc trên vách đá, trong đó có bút tích của nhà thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ.

Trong số hơn 200 ngôi chùa, đình miếu trên núi Hành Sơn, đền thờ Fuyan được coi là đền thờ chứa đựng “giáo lý Phật Giáo” và là nơi sáng lập, thực hiện các nghi lễ Phật Giáo. Đền thờ này được xây dựng vào thời nhà Nguyên (1279-1368) và được coi là nguồn gốc một chi nhánh của Phật Giáo tại Nhật Bản.

Hằng Sơn nằm ở tỉnh Sơn Tây, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Là nơi tiếp giáp với Trung Nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh ở Hằng Sơn rất hùng vĩ, với những ngôi chùa được xây dựng ở vị trí hiểm trở, nhưng cũng có không ít dòng suối đẹp với nước xanh trong vắt. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh khoảng trên 2.016m.

Thời cổ Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, tuy nhiên ngày nay chỉ còn tồn tại Triều điện, Hội Tiên phủ, Cửu Thiên cung cùng Kim Long khâu và Huyền Không Tự. Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn khoảng 3km, được xây dựng khoảng cuối thời Bắc ngụy với kiến trúc đặc sắc. Chùa treo lơ lửng trên không và đã tồn tại hơn 1.500 năm. Trong chùa dung hòa cả 3 triết lí Phật, Nho, Đạo, kết tinh trong kiến trúc chùa.

Ngọn núi cuối cùng có tên là Tung Sơn là ngọn núi thứ 5 trong Ngũ nhạc danh sơn, và cũng là bản doanh của giáo phái Trung nhạc Tung Sơn trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ. Chưởng môn của phái Tung Sơn là Tả Lãnh Thiền, đồng thời cũng được tôn là minh chủ của Ngũ nhạc kiếm phái. Ở gần cuối tiểu thuyết, Tả Lãnh Thiền thực hiện âm mưu thống nhất Ngũ nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất là Ngũ Nhạc phái, nhưng lại bị Nhạc Bất Quần âm thầm đoạt chức vị chưởng môn.

Đến Tung Sơn, ngoài việc thăm di tích cổ, như miếu Trung Nhạc được xây dựng từ thời nhà Tần – một trong những công trình kiến trúc cổ đại nhất Trung Quốc, du khách còn được trải nghiệm cảm giác mạo hiểm khó quên khi dạo bước trên cây cầu treo lơ lửng bắt qua đỉnh núi, hay những con đường cheo leo trên vách đá.

Du khách đến ngũ nhạc danh sơn không chỉ khám phá những ngọn núi kì vĩ mà du khách còn được tận hưởng khu phong cảnh thiên nhiên cấp nhà nước, núi Ngũ Đài đâu đâu cũng có kỳ non quái thạch, dòng nước róc rách, thực vật che phủ xanh tươi. Mùa đông trên đỉnh núi phủ tuyết quanh năm, mùa hè thời tiết ở đây cũng rất mát mẻ, là nơi nghỉ mát lý tưởng.

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Tin liên quan:

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.