Xứ sở hoa anh đào, đất nước phù tang hay đất nước mọc trời mọc... là những cái tên mà mỗi lần nhắc đến người ta liền liên tưởng ngay đến Nhật Bản. Có lẽ, đôi khi bạn cũng bất giác suy nghĩ tại sao lại gọi nước Nhật bằng những cái tên như vậy, chúng có ý nghĩa gì và có nguồn gốc từ đâu? Nếu có thắc mắc thì hãy cùng tìm hiểu thôi, sẽ có muôn vàn thông tin bất ngờ và thú vị về đất nước xinh đẹp này mà Á Châu muốn chia sẻ cho bạn.
Nhật Bản – “Xứ sở Hoa anh đào”
Mỹ danh mà chúng tôi muốn nhắc đến đầu tiên là “xứ sở hoa anh đào”. Dọc khắp miền đất nước từ Bắc đến Nam của Nhật Bản, các bạn sẽ thấy các cây anh đào mọc khắc nơi. Nhất là vào đầu tháng 3 đến cuối tháng 4, nếu bạn có dịp đến Nhật Bản, bạn sẽ choáng ngợp trước cảnh tượng loại cây này ra hoa, khắp vùng sẽ phủ nguyên một màu hồng nhạt vừa bắt mắt nhưng lại rất nhẹ nhàng. Vào khoảng thời gian này, người dân Nhật Bản còn tổ chức một lễ hội Hoa Anh đào để cho mọi người vui chơi và ngắm nhìn vẻ đẹp mong manh của loài hoa này.
Hoa anh đào thể hiện những cái tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của dân tộc, chính vì vậy, hầu như bất cứ hình tượng trang trí nào của Nhật Bản cũng gắn Hoa Anh đào. Người Nhật ví von Hoa Anh đào phản ánh tinh thần quyết liệt, rất nhạy cảm và tỏa sáng rực rỡ không thua kém bất cứ ai. Khi cánh hoa rơi, bay lả tả trên mặt đất, khi hoa chạm đất cũng để lại những thảm hoa rất đẹp mắt và vì thế, người Nhật ví von họ dù có chết vẫn rất vinh quang, làm đẹp cho đời.
Chính vì những lẽ đó mà Nhật Bản được mọi người đặt cho danh xưng “xứ sở Hoa Anh đào”
Nhật Bản – Đất nước hoa cúc
Theo lịch sử, ở thế kỉ XII, dưới thời Kama-kura, Thiên hoàng Go-Toba trị vì Nhật Bản, hình ảnh hoa cúc luôn được ông lựa chọn làm hoa văn trang trí các vật dụng, hình ảnh hoa cúc 16 cánh được sử dụng làm con dấu của Thiên hoàng. Cho đến nay, hoa cúc chính là biểu tượng của Hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản ngày nay. Nếu để ý, ta sẽ bắt gặp hình hoa Cúc trang trí ở khắp mọi nơi, ngay cả trên tấm hộ chiếu của quốc gia này.
Ngoài ra, nếu ai yêu mến đất nước này, các bạn sẽ nhận thấy hình ảnh hoa cúc là biểu tượng không thể thiếu để tô điểm cho những chiếc kimono đặc trưng, tạo nên điểm nhấn riêng biệt cho ai đang mặc chúng. Ngày này, hoa Cúc được trồng phổ biến trong dân chúng và trở thành loài hoa rất được người Nhật ưa chuộng, được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực tạo dáng cho bonsai và thiết kế những khu vườn thu nhỏ của Nhật Bản.
Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc
Sẽ có rất nhiều lý do để giải thích cho mỹ danh này.
– Xét về địa lý: Nhật Bản là đất nước nằm ở cực Đông của Châu Á, nên Nhật Bản là một trong những đất nước đầu tiên mà mỗi sáng sơm nhìn thấy mặt trời mọc.
– Xét về tín ngưỡng: Theo truyền thuyết, tổ tiên của người dân Nhật Bản là Nữ thần Mặt trời Amaterasu
– Xét về ngôn ngữ học: Cách phiên âm Hán Việt của từ Nhật Bản thì từ “Nhật” có nghĩa là “ngày” hoặc”mặt trời”, gòn từ “Bản” có nghĩa là “nguồn gốc”. Khi 2 từ này kết hợp lại với nhau mang ý nghĩa “Mặt trời mọc” hay ” Gốc của mặt trời”
Nhật Bản – Xứ sở phù tang
“Xứ sở Phù Tang” chính là tên gọi đặc biệt thường dùng để ngọi đất nước Nhật Bản xinh đẹp.
Phù Tang mang ba ý nghĩa: một là cây mặt trời, hai là Phía Đông và thứ ba mang nghĩa Đất nước mặt trời mọc (hay chính là Nhật Bản).
Phù tang chính là một loại cây dâu. Trong truyền thuyết cổ phương Đông, cây Phù Tang hay Khổng Tang là một loại dâu rỗng lòng, là nơi thần Mặt trời nghỉ dưỡng trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây. Có lẽ vì thế, trong văn học, người ta đồng nghĩa Phù Tang với ý nghĩa là nơi mặt trời mọc. Vì tên của nước Nhật Bản có nghĩa là gốc ở Mặt Trời nên thời xưa người ta đồng nhất nó với xứ sở của loại cây huyền thoại trên đây. Tên gọi nước Phù Tang cũng từ đó mà ra đời.
Đến đây, chắc có lẽ mọi người đã hiểu được ít nhiều những mỹ từ mà người Việt Nam dành tặng cho đất nước Nhật Bản rồi phải không? Hy vọng các bạn sẽ luôn đồng hành cùng Á Châu để đi tìm hiểu các mệnh danh của các quốc gia khác nhau trên thế giới nữa nhé.