DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Dịch vụ, cách thức xin visa Viet Nam cho người nước ngoài đậu 100%

Có bao nhiêu loại visa Việt Nam?

Trước 2015 Việt Nam có tổng cộng 10 loại VISA có ký hiệu là A1, A2, A3, B1, B2, B3, B4, C1, C2, D. Tuy nhiên theo Luật số 47/2014/QH13 về Nhập Cảnh, Xuất Cảnh, Quá Cảnh, Cư Trú Của Người Nước Ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, đã có những quy định rất mới với từng đối tượng người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam, trong đó đã quy định các loại ký hiệu Visa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam như sau:

Visa NG1: cấp cho thành viên trong đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

Visa NG2: cấp cho thành viên trong đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Visa NG3: cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

Visa NG4: cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

Visa LV1: cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Visa LV2: cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Visa ĐT: cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

Visa DN: cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

Visa NN1: cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Visa NN2: cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

Visa NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

Visa DH: cấp cho người vào thực tập, học tập.

Visa HN: cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

Visa PV1: cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

Visa PV2: cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

Visa LĐ: cấp cho người vào lao động.

Visa DL: cấp cho người vào du lịch.

Visa TT: cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Visa VR: cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

Visa SQ: cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật quản lý xuất nhập cảnh.

Với ký hiệu visa mới này sẽ giúp cho khách nước ngoài dễ lựa chọn loại visa và người làm thủ tục ở Việt Nam cũng dễ dàng nắm bắt hơn. Hầu như các ký hiệu visa Vietnam đều là từ viết tắt: LV = làm việc, ĐT = đầu tư, LĐ = lao động …

Người nước ngoài có 4 cách để xin visa Việt Nam. Tất cả các loại visa trên đều có thể xin tại cơ quan ngoại giao Việt Nam (Đại Sứ Quán, Lãnh Sứ Quán đóng tại nước sở tại). Các cách khác thí dụ như visa cửa khẩu, visa điện tử hay thư chấp nhận thị thực đều chỉ xin được một số loại nhất định.

Thời hạn visa Việt Nam

– Visa ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.

– Visa ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.

– Visa ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.

– Visa ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.

– Visa ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.

– Visa ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.

– Visa hết hạn, được xem xét cấp Visa mới.

– Thời hạn Visa ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

Visa Việt Nam nào có thể gia hạn?

Về cơ bản các visa liên quan tới hộ chiếu công vụ, ngoại giao hoặc được chính phủ VN đặc cách đều gia hạn được. Còn các loại visa theo hộ chiếu thông thường sẽ có các trường hợp như sau:

– Nếu ký hiệu là “DN” hoặc ký hiệu “NN3” đúng công ty mời vào, có kèm công văn xin nhập cảnh, bạn sẽ tự gia hạn visa cho khách được.

– Nếu ký hiệu là “DL”, hoặc nhập cảnh miễn visa, bạn phải liên hệ với công ty du lịch có chức năng lữ hành quốc tế để gia hạn visa.

– Nếu ký hiệu là “SQ” thì không có cách nào gia hạn, chỉ có xuất cảnh về nước.

– Nếu ký hiệu là TT, hoặc VR theo chồng con, thì có thể gia hạn bình thường.

Dịch vụ xin visa Việt Nam cho người nước ngoài

Bằng việc áp dụng công nghệ và chính sách cấp visa linh động của cục xuất nhập cảnh Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho du khách nước ngoài sự trải nghiệm tuyệt vời bằng cách thức xin visa VietNam qua hệ thống online thông minh nhất. Chỉ mất khoảng 1 phút nhập thông tin và thanh toán. Các bạn sẽ có một lá thư chấp nhận cấp visa (công văn nhập cảnh) do cục xuất nhập cảnh duyệt dưới sự bảo lãnh của chúng tôi. Thời gian nhận thư cấp visa tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Chúng tôi cho người nước ngoài 3 lựa chọn: Khẩn cấp (30 phút có), 4 giờ (nhanh), bình thường (48h). Tại sao có 3 lựa chọn này.

Dịch vụ khẩn cấp sau 30 phút có thư chấp nhận visa Vietnam

Loại này dành cho các công dân nước ngoài xin visa theo kiểu cấp tại sân bay mà bị từ chối. Để nhanh chóng nhập cảnh vào Việt Nam họ phải sử dụng dịch vụ khẩn cấp này.

Dịch vụ nhanh sau 4 giờ có thư chấp nhận visa Vietnam

Dịch vụ này cũng có thể áp dụng như trường hợp trên nếu bạn có thể chờ đợi. Tuy nhiên còn có một trường hợp khác nữa là dành cho các du khách bất chợt muốn xin visa Việt Nam khi đang ở một nước gần đó. Có thể họ tìm thấy thông tin thú vị về Việt Nam hoặc được một người bạn mới quen rủ đi cùng…

Dịch vụ thường sau 48 giờ có thư chấp nhận visa Vietnam

Lựa chọn này được nhiều người sử dụng nhất. Họ đã có kế hoạch vào Việt Nam từ trước nên không cần phải sử dụng các dịch vụ khẩn cấp, nhanh. Điều này giúp họ tiết kiệm chi phí hơn.

dich vu xin visa vietnam cho nguoi nuoc ngoai dau 100

Hướng dẫn cách người nước ngoài có thể áp dụng để xin visa Việt Nam

Trước khi sử dụng dịch vụ xin visa, chúng tôi sẽ phân tích một cách khách quan tất cả các cách mà người nước ngoài có thể áp dụng để xin visa Vietnam

Cách 1: Xin visa trực tiếp tại sân bay dành cho các công dân ở các quốc gia không có đại sứ quán Việt Nam.

+ Ưu điểm: bạn có thể vào thẳng Việt Nam mà không phải xin visa đại sứ quán như thông thường.

+ Nhược điểm: cách này chỉ áp dụng với du khách đi với mục đích du lịch ngắn hạn, đi theo đường hàng không. Chứa đựng nhiều rủi ro vì nhân viên hải quan Việt Nam có thể từ chối cấp visa cho bạn nếu họ nghi ngờ bạn. Cho tới bây giờ đây là cách ít người sử dụng nhất.

Cách 2: Nộp hồ sơ xin visa trực tiếp tại đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại

+ Ưu điểm: với cách xin này bạn sẽ biết chắc kết quả visa, cảm giác an tâm hơn khi có visa dán lên passport luôn rồi, có thể xin đa dạng loại visa hơn ví dụ như visa đầu tư ký hiệu ĐT, visa lao động ký hiệu LĐ … mà các cách không thể xin được.

+ Nhược điểm: cách truyền thống nên sẽ không được linh động, nhanh gọn như cách áp dụng công nghệ. Không đảm bảo đậu visa.

Cách 3: Xin visa điện tử thông qua website https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/web/guest/trang-chu-ttdt và làm theo hướng dẫn.

+ Ưu điểm: cách mới có áp dụng công nghệ website nên tiện lợi hơn đối với người có đủ các thông tin bao gồm cả số hiệu chuyến bay sang Việt Nam.

+ Nhược điểm: phiên bản thử nghiệm nên bôc lộ nhiều hạn chế. Thứ nhất là giao diện chưa thực sự thân thiện. Thứ hai số ngày evisa bị giới hạn tối đa 30 ngày. Thứ 3 bị giới hạn loại visa. Cuối cùng là không chắc chắn tỷ lệ đậu.

Cách 4: Xin thư chấp thuận cấp visa (công văn nhập cảnh của cục xuất nhập cảnh Việt Nam) trước. Sau đó khi nào sang Việt Nam chỉ cần dán visa ở quầy thủ tục hải quan là xong.

+ Ưu điểm: đáp ứng nhu cầu khẩn trong vòng 30 phút, đảm bảo tỷ lệ đậu 100%, thời hạn lưu trú có thể tới 1 năm, sau khi nhập cảnh được hỗ trợ xin giấy phép lao động, thẻ tạm trú. Điều đặc biệt là visa có ký hiệu DL, DN, TT, VR xin theo cách này có thể gia hạn được còn xin theo cách khác là không thể gia hạn.

+ Nhược điểm: chỉ đáp ứng cho ba loại visa: du lịch (DL), công tác (DN) và thăm thân (TT, VR). Các visa lao động, đầu tư … không xin được.

Qua phân tích có thể thấy cách 4 là cách tối ưu nhất. Ngoài việc chi phí xin visa 4 cách không chênh lệch nhau là bao thì các yếu tố còn lại có sự chênh lệch rõ ràng. Nói về tính tiện lợi, đơn giản, nhanh chóng thì cách xin công văn nhập cảnh là trội hơn hẳn.

Ai được phép cung cấp công văn nhập cảnh cho bạn?

Tất cả các công ty đủ điều kiện hoặc công ty lữ hành quốc tế đều có khả năng bảo lãnh cho bạn sang Việt Nam với mục đích rõ ràng, nơi nhập cảnh được chỉ định. Sự bảo lãnh này được thể hiện thông qua một văn bản tên là công văn nhập cảnh. Công văn nhập cảnh do các công ty này soạn ra và gửi cho cục xuất nhập cảnh Việt Nam duyệt. Nếu cục xuất nhập cảnh đã đồng ý duyệt là bạn 100% được cấp visa. Tuy nhiên visa này không dán ngay trên passport mà sẽ nhận khi check in tại sân bay Việt Nam (4 sân bay được chấp nhận: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất). Muốn nhận visa bạn phải có công văn nhập cảnh mà công ty bảo lãnh bạn đã gửi cho bạn. Điều này cũng có nghĩa là bạn phải có công văn nhập cảnh rồi hãy sang Việt Nam.

Lưu ý: xin công văn nhập cảnh có điểm đến là sân bay nào thì khi sang Việt Nam phải check in và dán visa ở sân bay đó. Nếu nhầm sân bay là không được nhập cảnh.

Hướng dẫn xin visa Việt Nam theo hình thức công văn nhập cảnh

Bước 1: Vào website được cục xuất nhập cảnh chỉ định ► https://congvannhapcanh.net nhập thông tin chỉnh xác, lựa chọn loại dịch vụ và tiến thành thanh toán.

Bước 2: nhận công văn nhập cảnh qua email (lá thư chấp nhận cấp visa này có định dạng là file PDF hoặc MS Word, các bạn in ra và mang theo khi sang Việt Nam).

Bước 3: Check-in sân bay Việt Nam (tên sân bay được ghi rõ trong tờ công văn) và tiến hành làm thủ tục hải quan. Các bạn đưa công văn nhập cảnh cho nhân viên hải quan kiểm tra thông tin, mọi thứ chính xác họ sẽ dán tem visa lên passport cho bạn. Như vậy là hoàn tất quá trình xin visa Vietnam.

quy trinh xin visa vietnam bang hinh anh

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xin visa Việt Nam ở Á Châu

✓ Khỏi lo chuyện đậu hay không đậu. Vì chúng tôi cam kết 100% có visa.

✓ Hệ thông xử lý thông minh nên giá cả đồng nhất, không thể phát sinh chi phí.

✓ Hệ thống tự động hoàn tiền nếu xảy ra sự cố bất khả kháng. Tuy nhiên rất hiếm xảy ra.

✓ Hỗ trợ 24/7, chuyên viên hỗ trợ sử dụng tiếng Anh lưu loát.

✓ Bạn gặp trục trặc trong lúc nhập cảnh, dịch vụ chúng tôi sẽ giúp bạn khẩn cấp trong 30 phút.

Liên hệ dịch vụ xin visa Việt Nam uy tín

 0907.874.240

Đánh giá bài viết