DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Cách phân biệt Đền và Chùa đúng chuẩn xứ sở phù tang

Với khoảng 86.000 ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản và 95.000 đền thờ nên đền chùa là hình ảnh thường bắt gặp ở các địa phương trên mọi miền của Nhật Bản. Dù không có quá nhiều dịp để vãn cảnh đền chùa nhưng tới thăm đền chùa vào những ngày như đầu năm mới cùng với người thân, bạn bè là văn hoá của người Nhật.

Đền và chùa đều là những nơi vô cùng thiêng liêng, thần thánh. Vậy đối với người Nhật người ta phân biệt giữa đền và chùa như thế nào?

Cách phân biệt đền và chùa ở Nhật Bản

Sự khác nhau giữa cổng chào

Đối với nhiều du khách, thật khó để phân biệt đâu là ngôi chùa Phật giáo, đâu là đền thờ Thần đạo nên rất dễ bối rối và làm sai. Cách phân biệt đền, chùa của Nhật Bản thực ra khá đơn giản, bạn chỉ cần quan sát kỹ kiến trúc cổng vào. Nếu cổng có cánh cửa thì đó là lối dẫn vào một ngôi chùa của Phật giáo. Nếu bạn nhìn thấy cổng vào là kiến trúc gồm 2 trụ cột to và 1 thanh xà ngang, đó chính là cổng torii của đền Thần đạo Shinto. Phần giữa của con đường dẫn đến một ngôi đền thần đạo được cho là lối đi của các vị thần. Hãy luôn nhớ rằng chỉ có các vị thần mới có quyền ưu tiên đó, bạn chỉ nên đi ở mé 2 bên của lối đi.

Cách phân biệt Đền và Chùa đúng chuẩn xứ sở phù tang

Quy luật kiến trúc

Những ngôi đền thờ ở Nhật Bản đem lại cảm giác mộc mạc, đơn giản, khiêm tốn và tự nhiên. Đa số chúng được xây dựng trên núi, kết hợp với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Mỗi mùa đến đây đều mang theo một màu sắc riêng. Mùa xuân tràn ngập trong màu hồng rực rỡ của hoa anh đào, mùa hè thì màu xanh của cây cối, vàng đỏ khi thu sang và được bao bọc bởi tuyết trắng khi đông đến.

Những ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản thường được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ điển sắc sảo và những khu vườn theo kiến trúc truyền thống.

Cách phân biệt Đền và Chùa đúng chuẩn xứ sở phù tang 1

Các nhà sư Phật giáo vs Linh Mục Shinto

Một điểm phân biệt giữa đền và chùa nổi tiếng ở Nhật Bản vô cùng dễ dàng nữa mà du khách có thể quan sát các nhà sư và linh mục ở nơi đây.

Các nhà sư Phật giáo thường ăn mặc đơn giản, mộc mạc. Họ thường ăn mặc đúng với phong cách chùa chiền thường thấy như đầu cạo trọc, mặc quần áo một màu.

Những linh mục Shinto thường ăn mặc lòe loẹt, kiểu cách. Họ không theo quy cách của phật giáo đơn thuần, họ thường nóng tính chứ không điềm đạm như các nhà sư bên Phật giáo.

Những lưu ý khi viếng thăm đền chùa ở Nhật Bản

Đảnh lễ các vị thần, phật

Đến viếng thăm những nơi tâm linh ở Nhật Bản cũng tương tự như ghé thăm ngôi nhà của một người nào đó, bạn đừng quên cảm ơn gia chủ đầu tiên. Hãy cúi đầu trước những vị thần (người Nhật gọi là “kami” và đức Phật khi bạn đến vãng cảnh.

Cách cầu nguyện đúng ở đền Thần đạo là bỏ 1 đồng xu nhỏ vào hộp cúng dường, cúi đầu 2 lần, vỗ tay 2 lần, sau đó cầu nguyện và cúi đầu thêm một lần nữa trước các vị thần. Ở chùa, bạn cầu nguyện bằng cách thắp nhang, dâng hương và cầu nguyện trước khi cúi đầu đảnh lễ các vị Phật. Tuyệt đối không vỗ tay ở chùa vì vỗ tay là tín hiệu bạn gửi đến các vị thần ở đền thần đạo Shinto.

Cách phân biệt Đền và Chùa đúng chuẩn xứ sở phù tang 2

Không dùng ké lửa khi lễ Phật

Như đã viết ở trên, khi vãng cảnh và cầu nguyện ở chùa, bạn cần phải thắp hương (nhang) để tỏ lòng tôn kính đến chư Phật. Đốt vài nén nhang, để chúng chay trong trong vài giây rồi dập tắt lửa bằng cách vẫy tay, không nên dùng hơi thổi tắt lửa. Sau khi cắm vào lư hương, hãy quạt một ít khói về phía mình. Người Nhật tin rằng khói hương lễ Phật sẽ đem lại may mắn và giúp chữa bệnh.

Ví dụ, một ít khói về phía vai nếu vai bạn bị đau. Bạn có thể đốt hương bằng bất cứ cách nào tiện nhất, tuy nhiên tuyệt đối không lấy lửa từ cây nhang của người khác. Vì điều này có nghĩa là bạn sẽ lấy đi những điều xui rủi từ người đó.

Không uống nước ở đền thần đạo

Ở đền thần đạo luôn có một khu vực gọi là Chozuya với một bể chứa nước sạch và rất nhiều du khách đã hiểu nhầm đây là nước dùng để làm dịu cơn khát. Thực ra, đây là nguồn nước để bạn rửa tay, súc miệng nhằm thanh tẩy bản thân trước khi đến diện kiến thần linh. Bạn thật sự không nên uống nước này. Thay vào đó, những gì bạn nên làm là dùng chiếc muôi gỗ được chuẩn bị sẵn để múc nước và rửa sạch tay trái, rồi đổi tay để rửa tay phải. Tiếp theo, đổ đầy nước lên tay trái và súc miệng, tuyệt đối không kề muôi lên miệng. Cuối cùng, bạn rửa tay một lần nữa, vẩy muôi cho thật khô nước và sẵn sàng để cầu nguyện.

Viết và treo thẻ cầu nguyện

Bạn có thể cầu nguyện bất cứ điều gì tại đền, chùa ở Nhật Bản, từ việc tìm kiếm tình yêu, vượt qua kì thi đến tránh những tai nhạn xe hơi hay máy bay. Người cầu nguyện có thể ghi điều ước của mình lên thẻ gỗ ema rồi treo ở chùa để cầu mong điều ước thành hiện thực. Nhiều ngôi đền, chùa cũng bán bùa omamori, được xem như giúp những lời bất kì lời cầu nguyện nào của bạn trở thành hiện thực, cho dù đó là điều ước về một cuộc sống không nợ nần, hưởng thụ hay chỉ đơn giản chỉ là bảo vệ máy tính của bạn tránh bị vi rút và hacker tấn công mạng.

Cách phân biệt Đền và Chùa đúng chuẩn xứ sở phù tang 3

Đánh giá bài viết