Bảo tàng cung điện quốc gia Đài Loan từng là nơi để các hoàng đế hưởng thụ cuộc sống ẩn sĩ. Ngày nay, du khách đến thăm bảo tàng Cố cung Quốc gia Đài Bắc có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật và những châu báu của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Hãy cùng với Á CHÂU tìm hiểu ngay về bảo tàng này nhé.
Bảo tàng Cung điện Quốc gia (Bảo tàng Cố cung Quốc gia Đài Bắc) được coi là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan là một trong những bảo tàng nghệ thuật tốt nhất trên thế giới với hơn ba triệu du khách mỗi năm. Bảo tàng là nơi trưng bày gần 700.000 hiện vật và tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc cổ đại.
Bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Loan là nơi sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất thế giới của nghệ thuật Trung Quốc. Do số lượng lớn hiện vật, các triển lãm trong bảo tàng được luân chuyển 3 tháng một lần để công chúng có cơ hội để xem hầu hết mọi thứ. Bảo tàng cung điện quốc gia được thành lập năm vào 1925, sau khi nước Trung Hoa Dân quốc ra đời được 13 năm.
Được chính thức xây dựng vào năm 1933 ở một vị trí được cho là “ngọa hổ tàng long”, Bảo tàng Cố cung có khoảng 600.000 cổ vật bằng ngọc, ngà, men sứ, đồ đồng, các bức tranh phong cảnh, chân dung quý hiếm của Trung Quốc, trong đó chiếm phần lớn là thuộc 4 triều đại Tống – Nguyên – Minh – Thanh.
Những cổ vật quí này được Tưởng Giới Thạch chở từ Tử Cấm thành Bắc Kinh ra Đài Loan từ năm 1949, khi ông ta cùng với 2,5 triệu binh lính, thương gia và trí thức trung thành tháo chạy khỏi đại lục với lý do “để tránh khỏi việc vua tôi triều đình nhà Thanh bán cho các nước phương Tây cũng như sự vơ vét của quân đội phát xít Nhật”.
Có vị trí quy hoạch rất đặc biệt nằm ở trong lòng thung lũng bao quanh là núi đá tự nhiên, công trình nổi bật trước tiên trục quảng trường rộng và thẳng kéo dài từ cổng chính đến tòa nhà trung tâm. Điểm nhấn đầu tiên chính là cấu trúc cổng chính rộng 5 cửa bằng đá trắng có mái dốc và những chi tiết trạm trổ hoa văn tinh xảo, tiêu biểu của kiến trúc truyền thống Trung Hoa.
Cấu trúc chính của công trình bố cục chạy dài theo công thức “2 tháp 3 lầu” nổi bật trên nền ngọn núi lớn với các ngọn mái cong nổi bật trên cấu trúc bê tông cốt thép vuông vức. Mầu vàng kết hợp với mô típ kiến trúc này gợi lại hình ảnh của cấu trúc cổng thành tại các kinh đô đế vương trong lịch sử Trung Hoa.
Cách bố trí dựa lưng sát vào vách núi cho phép sử dụng khối công trình bên ngoài như là phần tiền sảnh và trưng bày một phần. Các không gian trưng bày còn lại và đặc biệt các khu vực kho bảo quản hiện vật đều được bố trí ngầm trong lòng quả núi lớn vừa đảm bảo an ninh an toàn cho các hiện vật vô cùng quý giá, vừa tạo nên những không gian trưng bày ấn tượng có một không hai.
Bảo tàng cũng được thiết kế tích hợp bao gồm rất nhiều các không gian phụ trợ, đặc biệt là khu dịch vụ phục vụ cho khách tham quan. Với hệ thống nhà hàng và quán giải khát bố trí ngay trong mặt bằng tầng trệt công trình, du khách có thể dừng chân để thưởng thức điểm tâm hoặc nhâm nhi một tách trà Trung Quốc để thư giãn. Bảo tàng cũng có hai quán café và một nhà hàng. Đây cũng là không gian biểu diễn âm nhạc truyền thống dịp cuối tuần phục vụ du khách.