DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Visa Pháp

Pháp là một đất nước rộng lớn và xinh đẹp hàng đâu thế giới. Khi nghĩ về nước Pháp là người ta nghĩ đến những cánh đồng bạt ngàn hoa Oải Hương nồng nàn và lãng mạng phủ một màu tím đầy thơ mộng, ngoài ra còn có những cánh đồng nho trải dài hàng dặm với một màu xanh bao phủ cho ta cảm giác yên bình, thoải mái, tuyệt vời. Những công trình kiến trúc đặc sắc như tháp Eiffel, Nhà thờ Đức Bà Paris cổ kính, cung điện Versailles,..Pháp là đất nước có sức hút khách du lịch lớn nhất trong các nước thuộc khối Schengen và kể cả trên toàn thế giới.

Để có thể sang Pháp ngoài vấn đề tiền bạc thì bạn phải có được visa Pháp được cấp bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Pháp. Để xin visa Pháp thì bạn phải xác nhận được diện visa mà mình cần xin. Visa Pháp có các loại cơ bản như sau: Visa du lịch, Visa thăm thân, công tác, du học và định cư,.. Tùy vào mục đích bạn sang Pháp để lựa chọn cho thích hợp, và thực hiện theo quy trình mà Á châu hướng dẫn sau đây để có thể xin visa Pháp dễ dàng hơn, không gặp nhiều rắc rối.

Quy trình xin visa Pháp chuẩn từ đại sứ quán Pháp

Bước 1: Lựa chọn diện Visa và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

VISA DU LỊCH PHÁP

  1. 02 hình 3.5 x 4.5 (nền trắng không quá 6 tháng)
  2. Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký, nộp kèm hộ chiếu cũ (nếu có)
  3. Sổ hộ khẩu (photo tất cả các trang, sao y bản chính)
  4. Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (photo, sao y bảng chính)
  5. Chứng minh tài chính: Giấy tờ nhà đất (photo, sao y bảng chính), sổ tiết kiệm hoặc số dư tài khoản ngân hàng (tối thiểu 100.000.000 VND), giấy tờ xe ôtô, cổ phiếu, cổ phần,..
  6. Chứng minh công việc:
    + Chủ doanh nghiệp: giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất nếu có (photo, sao y bảng chính)
    + Nhân viên: hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (bản sao, có đóng dấu treo công ty), đơn xin nghỉ phép đi du lịch được xác nhận từ chủ lao động ghi rõ tên và chức vụ của người nộp đơn, việc đồng ý cho nghỉ phép trong khoảng thời gian chuyến đi. Trong văn bản này phải có địa chỉ, số điện thoại liên lạc của chủ lao đông cùng với dấu và chữ ký của người cấp giấy xác nhận này.
    + Sinh viên: Giấy xác nhận đang là sinh viên tại trường, thẻ sinh viên, đơn xin nghỉ để đi du lịch, chứng minh tài chính của người tài trợ chi phí như trên.
    + Người nghỉ hưu: Quyết định về hưu, thẻ hưu, sổ hưu
    + Trẻ em dưới 18 tuổi không đi cùng bố mẹ cần có giấy đồng ý cho đi du lịch của bố hoặc mẹ có xác nhận của chính quyền địa phương, bản sao CMND của bố hoặc mẹ, bản sao công chứng giấy khai sinh của trẻ.

VISA ĐI PHÁP THĂM NGƯỜI THÂN

Tất cả giấy tờ xin visa thăm thân Pháp sẽ giống như visa du lịch công thêm những giấy tờ được cung cấp từ người thân của bạn ở bên Pháp gởi về.

  • Thư mời theo mẫu của Tòa thị chính Pháp: Ghi đầy đủ lý do mời, mời trong bao lâu, quan hệ như thế nào?,..
  • Bản sao hộ chiếu có công chứng Pháp
  • Chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người xin visa (giấy khai sinh, hình ảnh chụp chung, thư từ, email…)
  • Nếu người mời chi trả chi phí chuyến đi của người xin visa Pháp thì phải chứng minh thu thập, tài chính đủ khả năng chi trả cho người xin visa
    + Yêu cầu cung cấp thông tin về nguồn tài chính của người mời
    + Xác nhận công việc
    + Sao kê tài sản ngân hàng 3 tháng.

Visa Pháp

VISA CÔNG TÁC PHÁP

Giấy tờ cá nhân cũng giống như 02 loại VISA ở trên, nhưng về phần chứng minh tài chính thì người xin visa vẫn phải có nhưng sẽ nhẹ nhàng hơn. Kèm theo một số giấy tờ như sau:

  • Thư mời của công ty tại Pháp nêu rõ mục đích và thời gian của chuyến đi cùng với chương trình cụ thể của chuyến đi và danh sách những người được mời + bản sao.
  • Hợp đồng liên kết, các đơn hàng, hóa đơn giữa 2 công ty
  • Quyết định cử đi công tác của công ty tại Việt nam
  • Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (nếu là nhân viên)
  • Giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất, sao kê tài khoản ngân hàng

Trên đây là 03 loại Visa Pháp thường gặp nhau nhất và là visa ngắn hạn. Còn những loại visa dài hạn như visa du học, visa định cư thủ tục sẽ rườm rà rắc rối hơn. Á Châu xin để vào bài viết sau sẽ hướng dẫn kỹ hơn cho các bạn. Giờ ta tiến tới bước 2 nhé.

Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp sơ xin visa Pháp

Có 02 cách để bạn có thể đặt lịch hẹn nộp hồ sơ xin visa đi Pháp với LSQ Pháp, bạn hãy lựa chọn phương án tốt nhất cho mình. Và lưu ý rằng LSQ chỉ tiếp nhận hồ sơ khi đã đặt lịch hẹn từ trước chứ không nhận hồ sơ không có lịch hẹn. Nên đây là bước quan trọng, cần thiết bạn phải thực hiện trước khi đến trực tiếp văn phòng LSQ.

  1. Đặt qua tổng đài điện thoại: Bạn có thể gọi trực tiếp vào số 1900 6780 (chỉ áp dụng cho thuê bao Việt Nam) để đặt lịch hẹn
    + Thời gian nhận cuộc gọi từ thứ hai đến thứ sáu 8.00 – 17.00.
    + Nhân viên lãnh sự sẽ hỏi bạn một số câu hỏi chung chung như: tên, tuổi, số passport, dự tính đi ngày nào, đi bao lâu, đi những nước nào, hồ sơ đã hoàn tất chưa, và đưa ra một ngày giờ và hỏi bạn có thể tới LSQ để nộp hồ sơ vào ngày giờ ấy không?
    + Sau đó bạn sẽ được cung cấp lịch hẹn (nên tránh thời điểm tháng 09 để đặt lịch hẹn và được cấp visa nhanh hơn, thời điểm này có khá nhiều hồ sơ)
  2. Đặt qua website trung gian của LSQ Pháp: Bạn truy cập vào website: https://fr.tlscontact.com/ đăng ký tài khoản, sau đó vào mail kích hoạt tài khoản, đăng nhập và đặt lịch hẹn ngay trên website này. Đây là một website trung gian với LSQ Pháp giúp mọi người có được lịch hẹn dễ dàng hơn và có nhiều thông tin bổ ích, bạn không hề mất một khoản phí nào cho việc đặt lịch hẹn.
    + Lưu ý: bạn chỉ thực hiện một lần và điền chính xác thông tin, không được submit 2 lần vì như thế hồ sơ của bạn sẽ bị loại vào hồ sơ ảo.

Trong 2 cách này thì đặt qua điện thoại bạn sẽ có được lịch hẹn nhanh hơn, còn đối với đặt qua website bạn sẽ có sẵn tài khoản mà sau này có thể dùng để kiểm tra tình trạng hồ sơ cũng như kết quả hồ sơ của mình.

Bước 3: Nộp hồ sơ và đóng lệ phí

Những lưu ý khi đi nộp hồ sơ:

  • Sau khi có được lịch hẹn chính xác, bạn cần đến đúng giờ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Bạn cần phải mang theo cả CMND lẫn hộ chiếu nhé. Hộ chiếu thì sẽ nộp kèm theo hồ sơ xin visa Pháp rồi, còn CMND bạn sẽ bị phải đưa cho bảo vệ lúc vào cổng. Đây là quy định của LSQ Pháp bạn phải tuân thủ.
  • Văn phòng LSQ Pháp hoạt động có quy cũ, theo một trình tự nhất định, ở đây không có sự chen lấn, xô đẩy, mọi thứ rất trật tự và nghiêm ngặt. Số thứ tự của bạn thì sẽ được bảo vệ cấp lúc vào cổng, ngồi đợi đến lúc màn hình xuất hiện số thứ tự của mình thi đến quầy và thực hiện nộp hồ sơ như bình thường. Nhân viên lãnh sự có quyền đặt câu hỏi dành cho bạn, nên bạn phải bình tĩnh, tự tin và trả lời dứt khoát nếu được đặt câu hỏi nhé. Và lưu ý quan trọng là bạn sẽ phải nhìn vào một cái màn hình để họ chụp hình lại (hình sau này in vào VISA Pháp của bạn) nên nhớ cắt tóc gọn gàng, khuôn mặt sáng sủa nhé. Để sau này nhìn lại chả biết ai ở trong hình thì buồn.
  • Xin visa Pháp thì sẽ có quy trình lấy dấu vân tay (sinh trắc học) nữa, nên nếu có thiếu đoạn này thì xem lại hoặc hỏi lại nhân viên lãnh sự nhé.

Lệ phí xin visa đi Pháp ngắn hạn: Lệ phí chính thức sẽ là 60 Euros (khoảng 1.550.000đ – 1.755.000đ tùy thời điểm). Bạn có thể nộp bằng tiền Euro hoặc tiền VNĐ. Nhưng nếu nộp bằng VNĐ thì nhớ mang nhiều tiền lẻ để nộp cho đủ chứ họ không có nhận tiền chẵn và thối lại đâu nhé.

Địa chỉ nộp hồ sơ:Bạn có thể nộp hồ sơ tại văn phòng Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán. Tùy theo địa phương của bạn mà đến đúng theo địa chỉ như sau:

  • TP. Hồ Chí Minh:
    + Địa chỉ: Văn phòng Tổng lãnh sự quán Pháp – 27 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1.
    + Điện thoại: (08) 3520 6800.
  • Hà Nội:
    + Địa chỉ: Văn phòng Đại sứ quán Pháp – 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
    + Điện thoại: (04) 3944 5700

Bước 4: Theo dõi và nhận kết quả xin visa

Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Pháp ngắn hạn là từ 07 – 15 ngày làm việc. Trừ những trường hợp đặc biệt cần xác minh, chứng thực nhiều thì có thể lên đến 01 tháng. Trong thời gian này có thể bạn sẽ được gọi lên phỏng vấn để xác minh thêm một số thứ. Bạn cứ bình tĩnh và trả lời dứt khoát, nhắm vào đúng trọng tâm của câu hỏi mà trả lời. Đồng thời trong trong thời gian này bạn cũng có thể kiểm tra tiến trình, tình trạng và kết quả hồ sơ của mình bằng cách truy cập vào trang web mà bạn đã đăng ký lịch hẹn lúc đầu. Đăng nhập bằng tài khoản đã tạo và theo dõi tình trạng nhé.

Sau khi có kết quả hồ sơ xin visa Phap của bạn, bạn sẽ nhận được thông báo qua Email hoặc tin nhắn. Bạn có thể đến tại văn phòng bạn làm hồ sơ để nhận kết quả. Hoặc bạn có thể đăng ký chuyển fax nhanh lúc đến nộp hồ sơ để tránh mất thời gian lên xuống nhiều lần.

Visa Pháp 2

Một số kinh nghiệm xin visa Pháp của Á châu

Ngoài những hồ sơ như ở bước 1 bạn cần bổ sung thêm một số giấy tờ sau để nâng cao khả năng đậu VISA của mình. Không có những thứ này dường như chắc chắn bạn đã out ngay từ vòng gởi xe. Lưu ý: Không được bỏ qua một loại nào để không bị rớt một cách nuối tiếc.

  • Booking vé máy bay (có khứ hồi): Bạn cần phải có giấy xác nhận này từ hãng hàng không mà bạn muốn đặt vé. Cái này chỉ là xác nhận thôi chứ chưa phải trả tiền, đậu visa rồi thì bạn có thể mua của các hãng giá rẻ cũng được nữa. Nhưng mà lưu ý là giấy xác nhận phải có đầy đủ thông tin chuyến bay, số hiệu, mã code, hãng máy bay có logo hãng đàng hoàng. LSQ Pháp sẽ không chấp nhận giấy xác nhận sơ sài chỉ có mã CODE. Tốt nhất là cung cấp luôn các giấy xác nhận đặt vé máy, thuê xe, vé tàu xe,..cho các chuyến đi qua lại giữa các nước Schengen.
  • Booking khách sạn:
    + Nếu đi theo diện thăm thân thì trong thư mời có sẵn việc bao ăn, ở từ phía người bảo lãnh, bạn không cần làm giấy này.
    + Du lịch tự túc: Giấy xác nhận, hoặc in từ email xác nhận đặt phòng từ các khách sạn mà bạn sẽ nghĩ ngơi tại Pháp và các nước thuộc khối Schengen. Cái này giống booking vé máy bay, bạn chưa phải trả tiền.
    + Nếu đi công tác: Ở đâu thì phải nói rõ ràng để cho họ tin tưởng
  • Lịch trình chi tiết: Cung cấp lý do qua đó (ở đây là mục đích du lịch) kèm theo một bản ghi chi tiết những nơi bạn sẽ đến, khách sạn bạn sẽ ở, và đi lại bằng phương tiện gì?,..v..v..
  • Bảo hiểm du lịch:
    + Cái này đảm bảo các chi phí nằm viện và hồi hương từ khối Schengen trong suốt chuyến đi – nộp bản sao và mang theo bản chính Hợp đồng bảo hiểm phòng trường hợp nhân viên LSQ hỏi để đối chiếu.
    + Theo kinh nghiệm của Á Châu thì loại và mức bảo hiểm khi xin visa Schengen là như nhau – loại bảo hiểm du lịch quốc tế có mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 Euro.
  • Photo thẻ tín dụng quốc tế (Credit Card): Cái này thì phía LSQ Pháp và các nước Châu âu trong khối Schengen không yêu cầu, nhưng thiết nghĩ khi mình đi du lịch nước ngoài mà có thẻ này thì sẽ chất lượng hơn và có sự tin tưởng hơn tự họ. (Bạn scan mặt trước khỏi cần mặt sau, bởi vì họ cũng không quá quan tâm đâu, với lại mặt sau có chữ số bí mật của thẻ, có thể chụp luôn mặt sau nhưng che 03 chữ số bí mật lại cho an toàn nhé.)

Trên đây là quy trình chuẩn nhất từ phía đại sứ quán và những chia sẽ kinh nghiệm từ 15 năm hoạt động trong lĩnh vực VISA của Á Châu. Bạn thực hiện theo những bước này thì hoàn toàn có thể tự mình nộp hồ sơ xin visa đi Pháp và nắm trong tay đến 90% đậu VISA Pháp. Nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện đầy đủ theo những giấy tờ và quy trình như trên, việc rớt VISA Pháp vẫn diễn ra hàng ngày. Bởi vì thế mà bạn cần phải có một dịch vụ cho mình đê giúp bạn đáp ứng đầy đủ các giấy tờ, quy trình như trên, nâng cao tỷ lệ đậu hồ sơ của bạn lên cao nhất. Á Châu là một trong những dịch vụ tốt nhất trong thời điểm hiện tại mà bạn có thể lựa chọn.

Dịch vụ xin visa Pháp của Á Châu giúp được gì cho bạn?

– Tư vấn chọn diện đi nào phù hợp, tỷ lệ thành công cao nhất.

– Kiểm tra đánh giá tình trạng hồ sơ hiện có của quý khách.

– Giúp quý khách xin thư mời. (Nếu có) – Hướng dẫn viết thư mời, cung cấp mẫu thư mời.

– Giúp quý khách không phải đi lại nhiều lần bổ sung hồ sơ, giấy tờ.

– Quý khách không phải khai tờ khai xin visa (nếu quý khách tự làm rất dễ bị nhầm lẫn hoặc không biết làm thế nào để hoàn thiện tờ khai một cách chính xác) Việc này rất quan trọng có thể dẫn tới việc bị từ chối visa, Achau.Net sẽ khai tờ khai xin visa cho quý khách.

– Nếu có phỏng vấn Achau.Net sẽ hướng dẫn quý khách thực tập trả lời phỏng vấn.

– Giúp quý khách đặt booking khách sạn (chưa phải trả tiền).

– Giúp quý khách đặt booking vé máy bay (chưa phải xuất vé và chưa phải trả tiền).

– Giúp quý khách mua bảo hiểm khi đi Pháp. – Giúp quý khách dịch thuật hồ sơ tư pháp.

– Giúp quý khách hợp pháp hóa lãnh sự.

– Quý khách không phải đặt tiền cọc, không lo bị chặt chém, không sợ bị lừa đảo.

– Quý khách sẽ được cung cấp hóa đơn đóng phí cho phía Lãnh Sự rõ ràng, minh bạch.

– Nếu quý khách đã từng bị từ chối visa đi Pháp đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi chúng tôi để xin lại.

Liên hệ với Á Châu ngay lúc này để sở hữu một dịch vụ hoàn hảo với chi phí rẻ nhất: 0988.011.249

Một số thông tin hữu ích dành cho chuyến đi đến Pháp sắp tới của bạn

Pháp (tiếng Pháp: France; phát âm tiếng Pháp: [fʁɑ̃s]), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp , là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Pháp còn có Guyane thuộc Pháp trên đại lục Nam Mỹ cùng một số đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 18 vùng của Pháp có tổng diện tích 643.801 km², dân số tính đến tháng 1 năm 2017 là gần 67 triệu người. Pháp là nước cộng hòa bán tổng thống nhất thể, thủ đô Paris cũng là thành phố lớn nhất, trung tâm văn hóa và thương mại chính của quốc gia. Các trung tâm đô thị lớn khác là Marseille, Lyon, Lille, Nice, Toulouse và Bordeaux.

Pháp từ lâu đã có vị thế là một trung tâm của thế giới về nghệ thuật, khoa học và triết học. Pháp có số di sản thế giới UNESCO nhiều thứ ba tại châu Âu, và tiếp đón khoảng 83 triệu du khách nước ngoài vào năm 2012, đứng đầu thế giới.

1. Khí hậu

Hầu hết các khu vực thấp của Chính quốc Pháp (ngoại trừ Corse) nằm trong vùng khí hậu đại dương, Cfb, Cwb và Cfc trong phân loại khí hậu Köppen. Một phần nhỏ lãnh thổ giáp với lưu vực Địa Trung Hải thuộc các đới Csa và Csb. Do lãnh thổ Chính quốc Pháp tương đối lớn, nên khí hậu không đồng nhất, tạo ra các sắc thái khí hậu sau đây:

Phía tây của Pháp có khí hậu đại dương hoàn toàn – nó kéo dài từ Flanders đến xứ Basque trên một dải ven biển rộng hàng chục km, hẹp tại phía bắc và nam song rộng hơn tại Bretagne, là vùng gần như hoàn toàn nằm trong đới khí hậu này.

Khí hậu phía nam cũng mang tính đại dương song ấm hơn.

Khí hậu phía tây bắc mang tính đại dương song lạnh hơn và nhiều gió hơn.

Xa khỏi bờ biển, khí hậu vẫn mang tính đại dương song đặc điểm có chút thay đổi. Bồn địa trầm tích Paris, cùng các bồn địa bị núi bao bọc có nhiệt độ biến đổi cao hơn theo mùa và có ít mưa vào mùa thu và mùa đông. Do đó, hầu hết lãnh thổ có khí hậu bán đại dương và tạo thành một khu chuyển đổi giữa khí hậu đại dương hoàn toàn gần bờ biển và khí hậu bán lục địa tại phía bắc và trung-đông (Alsace, các đồng bằng Saône, trung du Rhône, Dauphiné, Auvergne và Savoy).

Lưu vực Địa Trung Hải và thung lũng hạ du sông Rhône có khí hậu Địa Trung Hải do ảnh hưởng của các dãy núi cô lập chúng với phần còn lai của quốc gia, và do gió Mistral cùng Tramontane.

Khí hậu miền núi (hay núi cao) bị giới hạn trên dãy Alpes, Pyrénées, và các đỉnh của khối núi Trung tâm, dãy Jura và Vosges.

Tại các lãnh thổ hải ngoại, tồn tại ba kiểu khí hậu lớn:

Khí hậu nhiệt đới tại hầu hết các lãnh thổ hải ngoại: Nhiệt độ không đổi cao quanh năm với một mùa khô và một mùa mưa.

Khí hậu xích đạo tại Guyane thuộc Pháp: Nhiệt độ không đổi cao quanh năm với mưa đều quanh năm.

Khí hậu cận cực tại Saint Pierre và Miquelon và tại hầu hết Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp: Mùa hè êm dịu ngắn ngủi và mùa đông rất lạnh kéo dài.

Du lịch

Năm 2012, Pháp đón 83 triệu du khách nước ngoài, xếp thứ nhất thế giới, trên Hoa Kỳ (67 triệu) và Trung Quốc (58 triệu). Con số 83 triệu này không bao gồm những người ở tại Pháp dưới 24 giờ. Tuy nhiên, Pháp đứng thứ ba về thu nhập từ du lịch do khách có thời gian tham quan ngắn hơn.[159] Pháp có 43 địa điểm được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO tính đến năm 2017. Đặc trưng của Pháp là các thành phố đáng chú ý về văn hoá, các bãi biển và khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, và các vùng nông thôn được ưa thích vì có vẻ đẹp và thanh bình. Các ngôi làng nhỏ và nên thơ của Pháp được quảng bá thông qua hiệp hội Les Plus Beaux Villages de France. Danh hiệu “các khu vườn nổi bật” gồm một danh sách hơn 200 khu vườn được Bộ Văn hoá phân loại, danh hiệu này nhằm mục đích bảo vệ và xúc tiến các khu vườn và công viên nổi bật. Pháp thu hút nhiều tín đồ hành hương tôn giáo trong hành trình đến với Thánh Jacques, hoặc đến thị trấn Lourdes-là nơi tiếp đón hàng triệu du khách mỗi năm.

Văn hoá

Pháp từng là một trung tâm phát triển văn hoá phương Tây trong nhiều thế kỷ. Nhiều nghệ sĩ Pháp nằm vào hàng có danh tiếng nhất trong thời kỳ của họ, và Pháp vẫn được thế giới công nhận về truyền thống văn hoá phong phú. Các chế độ chính trị kế tiếp nhau đã luôn thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật, và việc lập Bộ Văn hoá vào năm 1959 giúp bảo tồn di sản văn hoá của quốc gia, và khiến chúng có giá trị đối với công chúng. Bộ Văn hoá luôn hoạt động tích cực, có trợ cấp cho các nghệ sĩ, xúc tiến văn hoá Pháp trên thế giới, hỗ trợ các lễ hội và sự kiện văn hoá, bảo vệ các công trình kỷ niệm lịch sử. Chính phủ Pháp cũng thành công trong duy trì ngoại lệ văn hoá (trong đàm phán các hiệp định) nhằm bảo vệ các sản phẩm nghe nhìn trong nước.

Pháp tiếp nhận lượng du khách đông đảo nhất thế giới mỗi năm, phần lớn là nhờ có nhiều cơ sở văn hoá và công trình kiến trúc lịch sử trải khắp lãnh thổ. Pháp có khoảng 1.200 bảo tàng, đón tiếp trên 50 triệu khách mỗi năm. Các địa điểm văn hoá quan trọng nhất do chính phủ điều hành, chẳng hạn như thông qua cơ quan công cộng Trung tâm Công trình kỷ niệm Quốc gia (CMN), là nơi chịu trách nhiệm đối với khoảng 85 công trình kỷ niệm lịch sử cấp quốc gia.

43.180 công trình kiến trúc được bảo vệ với danh nghĩa là công trình kỷ niệm lịch sử, bao gồm chủ yếu là dinh thự (nhiều khi là các toà thành, hay châteaux trong tiếng Pháp) và các công trình tôn giáo (nhà thờ chính toà, vương cung thánh đường, nhà thờ), song cũng có các tượng, đài kỷ niệm và khu vườn. UNESCO công nhận 43 địa điểm tại Pháp là di sản thế giới cho đến năm 2017.

Ẩm thực

Ẩm thực Pháp nổi tiếng vì nằm vào hàng tinh tế nhất thế giới. Phương pháp nấu nướng truyền thống khác biệt theo khu vực, người miền bắc chuộng sử dụng bơ để làm chất béo trong nấu ăn, trong khi dầu ô liu được sử dụng phổ biến hơn tại miền nam.[358] Hơn nữa, mỗi vùng của Pháp lại có các đặc sản truyền thống mang tính biểu trưng: Cassoulet tại miền tây nam, Choucroute tại Alsace, Quiche tại vùng Lorraine, thịt bò bourguignon tại Bourgogne, Tapenade tại Provence. Các sản phẩm trứ danh nhất của Pháp là rượu vang,[359] gồm Champagne, Bordeaux, Bourgogne, và Beaujolais cũng như đa dạng về các loại pho mát như Camembert, Roquefort và Brie. Có hơn 400 loại pho mát khác nhau.

Một bữa ăn thường gồm có ba giai đoạn hors d’œuvre hoặc entrée (món khai vị, thỉnh thoảng là xúp), plat principal (món chính), fromage (món pho mát) và hoặc món tráng miệng, thỉnh thoảng là với một món salad được bày trước pho mát hoặc món tráng miệng.

Sẽ còn nhiều nhiều thông tin hơn nữa mà bạn cần phải trang bị trước khi lên đường đến Pháp, nếu cần sự hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ đến:

Hotline: 0988.011.249

Địa chỉ: 266/14 Hoàng hoa thám, P.12, Q. Tân Bình, TP. HCM

Email: lienhe@achau.net

Website: achau.net

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Tin liên quan: